tailieunhanh - Vài nét về chính sách cải cách kinh tế - xã hội của Hồ Quý Ly
Bài viết dưới đây sẽ phân tích bối cảnh xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIV để thấy được nguyên do mà trước hết là vấn đề tư tưởng, thực chất của cuộc khủng hoảng cuối Trần; Hồ Quý Ly đã nhìn nhận nó như thế nào, chính sách cải cách kinh tế – xã hội của ông có đáp ứng được yêu cầu lịch sử không. | Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Khoa học Xã hội và Nhân văn 4 4 674-684 Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu Vài nét về chính sách cải cách kinh tế - xã hội của Hồ Quý Ly Trần Thuận TÓM TẮT Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam đã có hơn mười cuộc cải cách canh tân diễn ra. Quy mô cấp độ tính chất và kết quả thực hiện các cuộc cải cách đó có khác nhau song tất cả có chung Use your smartphone to scan this đặc điểm là thể hiện tính chất tiến bộ và tính cách mạng mà trước hết là về mặt tư tưởng. Bản QR code and download this article thân người khởi xướng và cả những người lãnh đạo thực hiện công cuộc cải cách hầu hết là những người cấp tiến. Họ nhìn thấy sự đình trệ của đất nước sự suy thoái của triều đại cũng như hiểu được thực chất nguyên nhân sâu xa của sự khủng hoảng về kinh tế xã hội của thời đại mà họ đang sống. Với tài năng đặc biệt trình độ uyên thâm biết nhìn xa trông rộng để hình thành tư tưởng và đề xướng đường lối cải cách phác hoạ bức tranh của một xã hội tương lai. Tư tưởng và chính sách cải cách diễn ra vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV là một trong số đó. Đây là một cuộc cải cách mang tính toàn diện và đầy táo bạo do Hồ Quý Ly đề xướng và lãnh đạo thực hiện. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi khoảng 30 năm cuối thời Trần và 7 năm tồn tại nhà Hồ bằng hoạt động thực tế cho thấy ông đã vạch ra đường hướng và quyết tâm thực hiện cải cách trên mọi lĩnh vực từ kinh tế chính trị quân sự văn hoá xã hội cho đến tư tưởng. Trong đó tư tưởng cải cách kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng. Sáu trăm năm trôi qua Hồ Quý Ly và cải cách của ông đã trở thành một hiện tượng lịch sử thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Dưới ngòi bút của các sử gia phong kiến thực dân Hồ Quý Ly và triều đại của ông được nhìn nhận một cách phiến diện lệch lạc. Từ sau năm 1954 những vấn đề về Hồ Quí Ly được giới sử học thảo luận sôi nổi thông qua hội thảo báo chí chuyên khảo Mặc dù cho đến nay ý kiến của các nhà sử trong và ngoài nước vẫn còn nhiều điểm khác nhau song
đang nạp các trang xem trước