tailieunhanh - Bình giảng về bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Tiếng hát con tàu lôi cuốn chúng ta trước hết bằng âm hưởng thật dào dạt. Người đọc bị lôi cuốn vào từng đợt cảm xúc lúc sôi nổi trào dâng, lúc lắng sâu trầm tĩnh để rồi đi đến cao trào ở cuối bài thơ thật bay bổng, say mê và mơ mộng. Trong sóng nhạc tâm tình ấy, ánh lên lớp lớp những hình ảnh lung linh, với những so sánh, ẩn dụ, tượng trưng mỗi lúc một mới lạ, bất ngờ. Cái thi tứ chủ đạo Tâm hồn ta đã hóa những con tàu với hình ảnh trung tâm là con tàu đang hăm hở băng về những miền xa, những chân trời rộng rãi, đã làm “bệ phóng” cho mọi tưởng tượng sáng tạo, kết liền cả hoài niệm quá khứ về cuộc kháng chiến chống Pháp với những trăn trở và dự cảm về tương lai. | Bình giảng về bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên Đề bài: Bình giảng bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên Bài làm Tiếng hát con tàu lôi cuốn chúng ta trước hết bằng âm hưởng thật dào dạt. Người đọc bị lôi cuốn vào từng đợt cảm xúc lúc sôi nổi trào dâng, lúc lắng sâu trầm tĩnh để rồi đi đến cao trào ở cuối bài thơ thật bay bổng, say mê và mơ mộng: Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân Trong sóng nhạc tâm tình ấy, ánh lên lớp lớp những hình ảnh lung linh, với những so sánh, ẩn dụ, tượng trưng mỗi lúc một mới lạ, bất ngờ. Cái thi tứ chủ đạo Tâm hồn ta đã hóa những con tàu với hình ảnh trung tâm là con tàu đang hăm hở băng về những miền xa, những chân trời rộng rãi, đã làm “bệ phóng” cho mọi tưởng tượng sáng tạo, kết liền cả hoài niệm quá khứ về cuộc kháng chiến chống Pháp với những trăn trở và dự cảm về tương lai. Cái ấn tượng nổi đậm tiếp theo ở bài thơ này là sự kết hợp giữa thực và ảo, thật và mơ. Hình tượng con tàu lên Tây Bắc đã là một tưởng tượng đầy mơ mộng: Sự thực thì cho đến nay cũng chưa có đường tàu lên Tây Bắc, nhưng điều đó không ngăn cản nhà thơ hình dung ra con tàu tâm tưởng của mình vượt trăm ga ngói đỏ, đêm đêm lại uống một vầng trăng. Trong bài, chúng ta còn gặp rất nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng biến hóa được sáng tạo từ sức tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Nhưng mặt khác, bài thơ cũng lại chất chứa những hình ảnh thật cụ thể như được kết tinh từ những kỷ niệm, những cảnh sống thực đã đã trải của tác giả, những so sánh dung dị lấy từ đời sống quen thuộc mà không kém rung động (Những hình ảnh cụ thể về nhân dân và kỷ niệm kháng chiến ở phần hai bài thơ). Có thể nói, cảm xúc của tác giả đi về giữa thực và ảo, giữa thật và mơ, .