Báo tuổi trẻ ngày 12 - 7 - 2004 đưa tin: “Theo Ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, ... trong đế giày”. Hãy bình luận thực trạng đó

Đề bài:

Báo tuổi trẻ ngày 12 - 7 - 2004 đưa tin:

“Theo Ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu và phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẻ, điện thoại di động, trong đế giày”.

Hãy bình luận thực trạng đó.

Bài làm:

Một mùa tuyển sinh nữa lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp đó đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kì thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận ngày một trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hóa: “Theo Ban chỉ đạo tuyển sinh đại liọc năm 2004, sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử li kỉ luật do vi phạm quy chế thi; trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu vù phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẻ, diện thoại di động, trong đế giày”. (Báo Tuổi trẻ ngày 12 - 7 - 2004). Người ta có thể giải thích điều đó là do có chỉ thị của bộ trưởng Bộ GD - ĐT, các giám thị đã làm việc nghiêm túc hơn nhưng đó chỉ là bề nổi của vấn đề, chúng ta cần phái có cái nhìn sâu hơn vào tệ nạn gian lận trong thi cử để hiểu rõ hơn thực trạng thi cử cũng như giáo dục ở nước ta hiện nay.

“Quyết tâm gian lận” cúa thí sinh ngày càng cao, cuộc vật lộn “một mất một còn” để dành cho được một ghế tại giảng đường đại học ngày càng lì lợm và quyết liệt hơn. Mà phải quyết liệt vì có qua được chặng này đã rồi mới có thể tính tiếp. Rồi sẽ bằng mọi phương tiện, mọi thủ đoạn, phớt lờ dư luận, bất chấp liêm sỉ quyết dành cho được mảnh bằng cử nhân, mà may ra vận hội hanh thông, cơ may được khai thác thuận lợi, kinh nghiệm của những năm “vất vả” chuyện “phao”, chuyện tìm đường dây thi hộ sẽ được phát huy trên con đường “mua thầy bán bạn” để vơ nốt tấm băng “thạc sĩ”, “tiến sĩ” trên con đường tiến thân!

Đằng sau chuyện gian lận thi cử với ngần ấy thí sinh bị kỉ luật, đình chi thi, chúng ta đã nhìn thấy những chỉ báo về đạo đức xã hội trong đó có đạo đức của học sinh, sinh viên. Và nói đến học sinh, sinh viên không thể không nói đến các bậc phụ huynh. Rồi trước chuyện gian lận trong học hành, thi cử đã ngày càng công khai và thách thức, không thể không tìm hiểu xem dư luận xã hội phản ứng ra sao? Phái chăng xã hội đã phẫn nộ? Nhưng rồi xã hội cũng thờ ơ. Mà thờ ơ có phải là do chuyện đó đã quá kéo dài và thời gian đã đủ độ “bão hòa” cho những cơn thịnh nộ, những sự giận dữ, những cảm giác xấu hổ? Một khi xã hội, hay nói đúng hơn là một bộ phận không nhỏ trong xã. hội đã thờ ơ với chuyện gian lận trong học hành, thi cử thì đó là một điều đáng báo động.

Nền giáo dục hiện nay, mục đích thi cử rõ ràng là để lựa chọn những người đủ tâm, đủ tài cho đất nước. Nhưng, chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở qua những kì thi nhiều khi bị biến tướng, không phản ánh thực chất của việc học hành và trình độ các thí sinh hiện tại, không phản ánh đúng thực chất của tình trạng giáo dục hiện nay. Một kết quá ảo của nền giáo dục, đó là một thực tế mà rất nhiều phương tiện truyền thông đã gióng lên hồi chuông báo động từ lâu nhưng tình hình không mây biến chuyền.

Chính căn bệnh thành tích đã tạo nên sự dối trá. Và, khi cặp phạm trù này tồn tại một cách thực tế trong đới sống, nó làm cho mọi hoạt động Rinh tế - văn hóa, xã hội bị biến tướng, mất đi tính công khai, minh bạch cần có. Chúng ta cần gì những tấm bằng không thực chất khi mà sự chứng nhận đó không tương xứng với thực lực có được ở con người ấy.

Những bậc phụ huynh nghĩ gì khi trực tiếp ném bài thi cho con em mình, làm mất đi môi trường nghiêm túc trong thi cử? Họ đã giúp sức để con cái họ có được tấm bằng không phải của chính mình. Nguy hiểm hơn, bậc làm cha làm mẹ đã nêu một tấm gương cực kì xấu về sự coi thường kiến thức kỉ cương.

Nạn bằng giả đã quá lộng hành nhưng còn có thể hạn chế bằng cách phát hiện. Nạn thi cử gian lận để rồi có được tấm bằng thật thì quả là một căn bệnh trầm kha, khó tìm thuốc chữa. Hậu quả của nó không chỉ là một năm, một thế hệ mà còn ánh hưởng lâu dài đến tương lai đất nước, tương lai dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Điều nguy hại của bệnh thành tích trong giáo dục là thế hệ trẻ dần dần coi chuyện dôi trá là bình thường trong khi tuổi thiếu niên là tuổi bước đầu được giáo dục để hình thành về nhân cách. Hành trang vào đời cùa một bộ phận không nhỏ giới trẻ hôm nay đã có cả sự dối trá con người như vậy sẽ là chủ nhân của đất nước trong tương lai? Vậy họ sẽ điều hành và làm chủ giang sơn ra sao khi mà trong đầu họ, cái cần nhất là kiến thức, nhân cách thì thiếu hụt nhưng lại thừa những điều không đáng có: sự dối trá.

Từ chuyện gian lận trong thi cử phải dám lật lại nhiều vấn đề, trong đó có nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục con người mới, những người đã và sẽ đảm đương một sự nghiệp lớn. Cũng với điều đó, cần gây được một dư luận xã hội cảm nhận được đây là nỗi đau, nỗi nhục không của riêng ai! Để thức dậy lòng tự trọng trong những người trẻ tuổi phải có cả quá trình lâu dài, bắt đầu từ mầu giáo, từ trong gia đình và ra xã hội, biết cách giáo dục và biết nêu gương. Khi mà cơ hội thăn tiến xã hội được mở rộng một cách công khai và minh bạch thì việc tấn công thói gian lận trong thi cử mới có khả năng giành thắng lợi.

Cần phải thay đổi kiểu tư duy giành lấy bằng cấp để “ngồi mát ăn bút vàng’’ vốn đã tồn tại rất lâu trong xã hội. Thế hệ trẻ phải hiểu được bản chất đích thực của sự học. Học là để nâng cao tri thức, văn hóa, để tiếp thu cái mới, hội nhập với những tiến bộ tích cực của thời đại. Ai cũng biết sự học là một động lực quan trọng hàng đầu để xã hội phát triển, con người hoàn thiện. Giá trị của sự học thể hiện ở bằng cấp nhưng quan trọng hơn cả là ở hàm lượng tri thức, hiệu quả công việc, ở nếp sống con người. Cho dù học để làm quan, làm nghề cho tinh thông thì cái tiêu chí đầu tiên, và cũng là cái đích cuối cùng của sự học là: học để làm người có ích cho xã hội, gia đình và bản thân. Người Trung Hoa có câu: Biển học vô bờ; Lênin nói: “Học, học nữa, học mãi” ấy là phần nối dài rất cần thiết để làm sáng tỏ câu trả lời: Học để làm người có ích. Và, nếu như toàn xã hội đều nêu cao các chuẩn giá trị “người có ích” trong gia đình, trong xã hội thì lớp trẻ sẽ không bị sức ép nặng nề của các cuộc thi nói chung và cuộc thi đại học nói riêng. Sự học trở thành một hoạt động tích cực, giá trị đích thực của giáo dục được tôn vinh và tình trạng gian lận trong thi cử sẽ được đẩy lùi. Để thức dậy lòng tự trọng trong những người trẻ tuổi phải có cả quá trình lâu dài, bắt đầu từ mẫu giáo, từ trong gia đình và ra xã hội, biết cách giáo dục và biết nêu gương. Khi mà cơ hội thăng tiến xã hội được mở rộng một cách công khai và minh bạch thì việc tấn công thói gian lận trong thi cử mới có khả năng giành thắng lợi.

Tất nhiên, muốn sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của nước ta tiến lên không phải chỉ chữa khỏi căn bệnh gian lận trong thi cử là đủ mà còn đòi hỏi nhiều biện phấp đồng bộ, toàn diện hơn. Đặc biệt là ý thức tích cực của tất cả mọi người trong vấn đề cải cách giáo dục đã và đang được thực hiện.

BÀI CÙNG NHÓM