Giới thiệu về một lễ hội đặc sắc của quê hương (Hội Gióng)

Những lễ hội tưng bừng náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đới sống tinh thần của người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỷ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.

Xưa kia, hội Gióng được tổ chức tại làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh. Ngày nay hội Gióng được tổ chức tại nhiều địa phương nhưng Hội Gióng Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội) có quy mô và tổ chức công phu nhất.

Đây là ngày lễ hội lịch sử truyền thống, được tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng tư Âm lịch (kéo dài từ 6 đến 12 tháng 4) gồm các nghi lễ như rước nước từ giếng trước đền Mẫu (6 tháng 4), rước cờ từ đền Mẫu đến đền Thượng (7 tháng 4), nhất là cuộc diễn trận Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân (9 tháng 4) rất vui vẻ nhộn nhịp, thu hút đông đảo dân chúng các làng tổng đến tham dự về hội Gióng, ca dao có câu:

“Mồng bảy hội Khám,

Mồng tám hội Dâu

Mồng chín đâu đâu Thì về hội Gióng.”

Tại làng Phù Đổng có hai đền thờ: Đền Thượng xây rất đồ sộ, kiến trúc theo lôi cổ, thờ Phù Đổng Thiên Vương, và đền Hạ nhỏ hơn, thờ đức Thánh Mẫu là thân sinh ra Thiên Vương. Ngôi đền Thượng còn gọi là đền Đổng Xung Thiên Thần Vương, xây từ đời Hùng Vương, được vua Lê Thái Tổ phong là Xung thiên thần Vương.

Ngày diễn trận là điểm nóng của Hội Gióng.

Các thanh thiếu niên từ 12 đến 26 tuổi được cử làm ông Hiệu như Hiệu Cờ, Hiệu Chiêng, Hiệu Trống và Hiệu Trung Quân tượng trưng cho các Tướng của Phù Đổng Thiên Vương, được che lọng và phải chay tịnh trong thời gian hành lễ 160 người dân đinh tuổi 18 đến 36 được chọn làm quân lính, họp thành 10 cơ, mỗi cơ có 1 cơ trưởng và 15 cơ binh. Cơ binh đóng khố đen, ở trần hoặc mang khăn choàng chéo từ vai trái xuống bên phải, và đeo túi mầu đen bên trái. Mỗi người lính còn cầm một chiếc quạt và đội mũ tế mầu đen. Cơ trưởng đi thêm đôi giầy và mặc áo thụng xanh. Vì quân tướng nước Văn Lang là các trai tráng hùng mạnh, nên tướng giặc phải tượng trưng bằng các cô gái bé nhỏ yếu đuối! 28 cô gái tuổi từ 10 đến 13 đóng vai tường giặc Ân.

Hội Gióng trải qua 3 ngày chính:

Ngày mồng 8 tháng 4, các cô gái đóng vai tướng giặc, trong đó có hai người luân phiên đóng vai tướng chỉ huy. Tất cả các cô gái đều được đeo nữ trang, trang điểm phấn son và ngồi kiệu hoa, có lọng che thật đẹp.

Ngày mồng 9 là cuộc diễn trận chính thức: Trước hết là lễ tế cờ tại đền. Sau tiếng nổi hiệu báo động có giặc, các ông Hiệu và quân lính tề tựu tại đền hô to: “Tuân lệnh”, rồi lấy binh khí ra khỏi giá và đợi lệnh ở sân đinh. Ban múa Lào múa và hát khúc quân ca (bài hát truyền từ đời Lý) trước khi tiến quân. Mặt trận dặn ra, tượng trưng bằng 3 chiếc chiếu. Ớ giữa mỗi chiếu (tượng trưng cánh đồng), úp 1 cái bát trên 1 tờ giấy (tượng trưng đồi núi và mây trời). Cuộc giao phong với quân giặc cũng được tượng trưng bằng cuộc múa cờ “Ba ván ngược” trên 3 chiếc chiếu lần đầu khi ông Hiệu cờ lấy chân khều cái bát và tờ giấy (tượng trưng quân vượt qua mây núi) rồi múa cờ từ phải sang trái. Sau đó có tiệc lớn khao quân. Tiếp theo là múa cờ “Ba ván thuận” từ trái sang phải khi quân giặc trở lại. Cuốì cùng, quân ta toàn thắng, quân giặc thua. Các tướng giặc đều quỳ xuống xin hàng. Hai tướng giặc chỉ huy bị lột mũ áo tượng trưng cho sự hành quyết. Các tướng giặc khác được khoan hồng. Trong khi phất cờ giao phong, các túi nhỏ đựng trầm và bươm bướm được tung ra và dân chúng cướp lấy đem về lấy phước. Dân làng cũng cướp các mảnh chiếu bị xé nát sau mỗi trận giao phong để lấy hên.

Ngày mồng 10 duyệt binh thắng trận, có mổ bò, lợn khao quần. Các tướng giặc được khoan hồng mang lễ tới triều kiến Thiên vương cũng được thết tiệc.

Thế là “Thiên Hạ Thái Bình.” Cờ trắng đầu hàng của giặc được cắm khắp đầu đường, đồng thời các trò vui chơi được tổ chức ngày đêm không dứt. Bởi vậy, ca dao còn có câu:

“Mồng chín tháng tư,

Không đi Hội Gióng cũng hư một đời.”

Hội Gióng là một lễ hội đặc sắc của người dân Việt Nam.

BÀI CÙNG NHÓM