Bình luận truyện ngụ ngôn sau đây: Người khiếm thị sờ voi...

Đề bài:

Bình luận truyện ngụ ngôn sau đây:

Người khiếm thị sờ voi

Ngày xưa có ông vua sai đại thần dắt đến một con voi cho bọn người khiếm thị sờ xem. Sau đó vua hỏi: “Các ông đã biết voi chưa?’’.

- Biết rồi! - Bọn người khiếm thị đáp.

- Thế voi như thế nào?

- Voi xem ra như cái đòn xóc. - Người sờ ngà voi bảo.

- Voi như cái quạt - Người sờ tai nói.

- Voi như tảng dá - Người sờ đầu voi đáp.

- Người sờ vòi lại bảo: "Voi giống như cái chày".

- Voi giống như cái hộp gỗ - Người sờ mắt voi nói.

- Không phải, voi giống như cái giường - Người sờ lưng voi khẳng định.

- Theo tôi con voi như cái thùng to - Người sờ bụng voi kêu lên.

- Đừng cãi nhau nữa, con voi như sợi dây thừng - Người sờ đuôi xác nhận.

Nhà vua nghe bọn người khiếm thị tranh cãi nhau, cảm khái nói:

Người khiếm thị thì rất đông

Còn voi chỉ có một

Ai cũng cho mình đúng

Đúng sai thật bất đồng.

(Dịch từ sách “Cầm hoa mĩm cưởi" của Trung Quốc)

Bài làm:

Từ ngày bé, lúc say mê đọc truyện tiếu lâm, tôi đã biết truyện dân gian “Thày bói xem voi”. Câu chuyện này không chỉ mang đến tiếng cười mà còn hàm chứa trong nó rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong sách “Cầm hoa mỉm cười” của Trung Quốc cũng có câu chuyện “Người khiếm thị sờ voi” tương tự. Truyện trong sách có tuy nhiều chi tiết lí thú hơn nhưng tất nhiên, những ý nghĩa hàm chứa trong đó cũng trùng khít với bài học dân gian xưa cũ.

Câu chuyện kể về những người khiếm thị xem voi. Người khiếm thị là người có khiếm khuyết về thị giác. Đôi mắt không giúp họ nhìn thấy mọi vật. Điều đó rất bất lợi trong việc nhận dạng, nắm bắt đặc điểm, tính chất... sự vật, hiện tượng. Thường thì những người khiếm thị sẽ được bù đắp bằng sự nhạy bén của các giác quan còn lại. Thính giác, xúc giác của họ có thể nhạy cảm hơn người khác. Nhưng hiển nhiên sự bù đắp đó chỉ mức độ nhất định. Cái thiệt thòi của người khiếm thị là không bao giờ có cơ hội biết tường tận về bất cứ cái gì trong cuộc sống. Họ không nhìn thấy nên rât khó khăn trong việc hình dung về sự vật.

Những người khiếm thị trong truyện được dẫn đến xem một con voi (họ chưa từng biết con voi trông như thế nào). Nhưng tại sao người kể chuyện không không mượn con vật khác như trâu, gà, hay mèo? Có lẽ một con voi thì đồ sộ hơn, có nhiều chi tiết, bộ phận để xem hơn, đối tượng được đem ra xem xét lởn hơn. Người xem voi muốn miêu tả được nó phải chịu khó xem hết các bộ phận. Với người bình thường, việc đó không khó lắm, nhưng với người khiếm thị, đó lại là thử thách. Họ chỉ có thể xem voi bằng xúc giác. Con voi to lớn quá, người xem lại khiếm thị nên mỗi người được mời đến chỉ biết xem một bộ phận. Họ cho thế là đủ và hài lòng với phán đoán của mình. Khi nhà vua hỏi: “Các ông đã biết voi chưa?”, họ đều tự tin trả lời “Biết rồi!”. Kẻ nào cũng miêu tả rất chính xác, sinh động về “chú voi” mà mình đã “sờ”. Nếu chưa từng nhìn thấy voi, ắt chúng ta sẽ phát hoảng vì mỗi người tả một phách: “Voi xem ra như cái đòn xóc”., “Voi như cái quạt”., “Voi như tảng đá”., “Voi giống như cái chày”., “Voi giống như cái hộp gỗ”, “Voi giống như cái giường”., “Con voi như cái thùng to”., “Con voi như sợi dây thừng”.. Nguyên nhân của sự bất đồng là mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi, họ không có điều kiện trông thấy toàn thể con vật, đã vậy họ còn lười biếng không chịu “mở rộng địa bàn” tìm hiểu. Ai cũng an tâm về nhận định của mình mà không hề biết họ đều sai.

Bài thơ của nhà vua đọc đã thâu tóm trong đó hàm ý câu chuyện:

“Người khiếm thị thì rất đông

Còn voi chỉ có một

Ai cũng cho mình đúng

Đúng sai thật bất đồng”.

Trong cuộc sống, không phải con người lúc nào cũng sáng suốt để nhìn nhận toàn diện, thâu đáo bản chất vân đề. Có thể chúng ta không có vấn đề về thị giác như đám người khiếm thị kia nhưng không phải lúc nào cũng thấu tỏ để nhìn nhận diện đúng bản chất mọi vấn đề. Hình ảnh người khiếm thị trong câu chuyện ám ám chỉ sự khiếm khuyết trong cái nhìn của con người. Có ai dám khẳng định tri thức của mình là cuốn bách khoa toàn thư luôn cập nhật? Có ai dám khẳng định mình luôn nhìn nhận đúng đắn, thấu đáo mọi sự vật, sự việc? Người khiếm thị “rấí đông” lằ bởi thế. Việc bất đồng cũng là do “ai cũng cho mình đúng”, ai cũng bảo thủ, cũng cố thủ trên lí lẽ riêng của mình mà không chịu mở rộng cái nhìn, không chịu suy xét toàn bộ sự vật, hiện tượng. Người sờ đầu voi chỉ nghĩ voi như tảng đá, người sờ lưng chỉ nghĩ voi như cầi giường. Đó là sự hạn chế, khuất lấp của cách nhìn nhận.

Câu chuyện ngắn nhưng mang đến cho ta bài học sâu sắc về cái nhìn, cách nhìn trong cuộc sống. Trong văn học hiện đại, Nam Cao với truyện ngắn “Đôi mắt” cũng đã mang đến chúng ta bài học quý giá về cái nhìn, cách nhìn con người... Nếu chỉ giữ cái nhìn một chiều, phiến diện, thì người nghệ sĩ dẫu đi đến đâu, càng quan sát nhiều càng thêm chua chát, chán nản. Vạn vật trong thế giới này vô cùng phong phú, đa dạng, thời thế lại luôn vận động, biến đổi, nếu'không có cái nhìn vận động, không nhanh nhạy trong việc nhận diện vấn đề thì chúng ta sẽ rất khó thích nghi với cuộc sống.

Khoa học càng phát triển, con người càng nhận ra giới hạn không cùng của vũ trụ. Công nghệ siêu âm ba chiều, bốn chiều trong y học giúp các bệnh nhân sớm phát hiện chính xác các cãn bệnh để kịp thời chữa trị. Không gian đa chiều được ứng dụng trong sáng tác văn học, tạo nên cái nhìn đa trị trong các tác phẩm hiện đại... Cái nhìn của con người được mở rộng, nối dài hơn. Nhưng thế nào là cái nhìn, cách nhìn đúng đắn? Mỗi chúng ta chỉ có một đôi mất nhưng kì diệu thay bộ óc con người lại có năng lực xét đoán tuyệt vời. Chúng ta có khả năng soi chiếu, khám phá sự vật, hiện tượng trên nhiều góc độ. Càng khám phá từ nhiều chiều kích, chúng ta càng có thể tiệm cận bản chất của chúng. Cái nhìn, cách nhìn đúng đắn là cái nhìn, cách nhìn nhận chân được sự vật, hiện tượng. Dù Bạch Cốt Tinh có biến hoá thành cô gái, bà lão, ông lão, đôi mắt sáng của Tôn Ngộ Không vẫn nhận ra được. Chúng ta không được luyện trong lò linh đơn, không có phép, màu như Tôn Ngộ Không đế' nhìn thấu, nhìn ra ngay vấn đề. Nhưng nếu chịu khó suy xét, chịu khó đặt cái nhìn trong nhiều hệ quy chiếu, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn. Người chồng Thị Kính chỉ chợt tỉnh giấc, nhìn thấy con dao kề mặt mình mà vội vu cho nàng tội giết chồng (“Quan âm Thị Kính”). Dần làng Vũ Đại chỉ nhìn thấy Chí Phèo là kẻ xấu xa, tàn ác (“Chí Phèo”). Nhân vật Hoàng chỉ nhìn thấy người nông dân “nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục” thảm hại. Tất cả những cái nhìn đó đều phiến diện. Họ chỉ nhìn vào hiện tại mà không mở rộng cái nhìn về quá khứ, tới tương lai, không suy xét cho kĩ vấn đề mà chỉ hời hợt nhìn ở hiện tượng để kết luận bản chất. Những cái nhìn đó chỉ mang lại những kết luận sai lầm.

Nhưng làm thế nào để chúng ta không tự biến mình thành người khiếm thị, thành kẻ hồ đồ? Suy cho cùng, muôn có cái nhìn đúng đắn thì phải có cách nhìn đúng đắn. Cách nhìn đúng đắn chí có được khi con người chủ động nắm bát sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, xem xét đô'i tượng trong mối quan hệ vđi tổng thể. Người khiếm thị nếu chịu khó xem voi ở tất cả các bộ phận thì ít nhất họ cũng không vội kết luận về hình thù con voi. Có sự vật, sự việc, nếu chỉ quen nhìn một phía thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận ra được bản chất của nó. Ớ các tác phẩm văn học đương đại, các nhà văn luôn cố gắng mang đến cho độc giả cách nhìn mới mẻ. Nguyễn Khải khám phá giá trị con người ở phương điện văn hoặ ứng xử nên những nhân vật như bà Hiền (Một người Hà Nội) không bị quy chụp thành con người mang ý thức tư sản cá nhân. Bảo Ninh nhìn sự thảm khô'c của chiến tranh thông qua số phận của tình yêu, của mỗi cá nhân trong cuộc chiến, đưa đến bạn đọc những chiêm nghiệm mới mẻ về đề tài quen thuộc. Đó là những câu chuyện của văn chương, còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta càng phải quán triệt cách nhìn toàn diện hơn. Phát triển con người toàn diện, xây dựng đất nước về mọi mặt là những chiến lược quan trọng của toàn Đảng, toàn dân ta. Đó là định hướng chung của Đảng, của Nhà nước Việt Nam. Đối với mỗi cá nhân chúng ta, điều đó càng có ý nghĩa thiết thực hơn trong cuộc sống thường ngày. Khi nhận thức về nhân cách một ai đó, chúng ta phải chủ động nhận diện họ trong nhiều mối quan hệ. Ban chất tốt - xấu sẽ tự lộ hiện trong các lời nói, hành động, cử chỉ dù là nhỏ nhặt nhất. Nhận thức về bản chất sự vật, hiện tượng cũng vậy. Đơn cử như trong tâm lí người mua bán, các mặt hàng ngoại nhập bao giờ cũng chiếm được cảm tình của đông đảo người mua. Nhưng sự thực là không ít những mặt hàng trong nước có giá trị sử dụng râ't cao, thậm chí cao hơn, đáng tin cậy hơn các mặt hàng ngoại nhập lại có giá thành mềm hơn rất nhiều... Một bài văn có nhiều cách viết, một bài toán có nhiều cách giải, con đường mỗi người đi cũng có nhiều ngã rẽ, nếu không chịu mở rộng tầm mắt, không chịu khám phá vấn đề những phương diện khác nhau, chúng ta sẽ không thể biết được đâu là chân lí.

Nhưng cuộc sống này rộng lớn quá, chúng ta bao giờ đủ sức để “bơi” trong đó được. Giữa muôn mặt đa dạng của sự vật, hiện tượng, cái nhìn trên diện rộng phải tìm được trọng tâm, trọng điểm, phải nhìn được cái bản chất nhất bên trong nó. Điều đó sẽ có được khi chúng ta biết học hỏi kinh nghiệm từ mọi người, biết tự rút khinh nghiệm sau những nhận định sai, sẽ có được khi ta biết chọn lọc điểm cốt yếu nhất để khái quát nên vấn đề. Không phải nhà văn Độ (Đôi mắt - Nam Cao) không nhìn ra điểm yếu của người nông dân nhưng anh không cho đó là nét bản châ't trong tính cách của họ. Anh nhận thấy ở người nông dân vác bó tre lên huyện, miệng thao thao bất tuyệt đọc bài “ba giai đoạn” tinh thần cách mạng nhiệt tình. Không phải Đảng .và Nhà nước ta không nhìn thấy những thách thức trong công cuộc hội nhập kinh tế, nhưng rõ ràng có hội nhập, chúng ta mới phát triển được xã hội và mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội mới thành công. Có khi, cái bản chất, điểm mấu chót của sự vật, hiện tượng lại khuất lâ'p sau rất nhiều những biểu hiện khác. Nếu không tinh ý, không chịu khó đào sâu suy nghĩ, chúng ta sẽ không đi hiểụ được tận cùng nó. Mị Châu vì ngây thơ, cả tin vô tình làm lộ bí mật quốc gia. Nếu không hiểu điều đó, nhân dân ta đã không thể hiện lòng bao dung tha thứ cho tội lỗi nàng gây ra bằng cách thêu dệt thêm chi tiết ngọc trai - giếng nước với mục đích minh oan, chiêu tuyết cho nàng. Không tìm hiểu sâu sắc, cặn kẽ vấn đề, vị thẩm phán không bao giờ kết án chính xác tội trạng của phạm nhân, người hoạ sĩ sẽ không bao giờ tạo được điểm nhấn cho bức tranh của mình, nhà kinh tế không bao giờ đưa ra những chiến lược đúng đắn... Và hậu quả xảy đến sẽ khôn lường.

Với học sinh chúng ta, việc tự rèn luyện để có cái nhìn, cách nhìn thấu đáo mọi vấn đề phải xuất phát từ hoạt động học tập và tu dưỡng đạo đức. Chịu khó mở rộng, đào sâu suy nghĩ để tìm ra nhiều cách hiểu, cách giải cho mỗi bài học, hoà mình vào các hoạt động sinh hoạt tập thể của nhà trường, làng. xóm... là cách tốt nhất để mỗi chúng ta có thể nhận diện được chính xác bản thân mình và những sự vật, sự việc, con người xung quanh.

Câu chuyện Người khiếm thị xem voi mang đến bài học giản dị mà thấm thìa về cái nhìn, cách nhìn cuộc sống. Không dễ để nhận chân được bản chất mọi vấn đề nhưng cũng không quá khó nếu chúng ta tự giác, chủ động khám phá, tìm hiểu những thử thách, những bí mật trong cuộc sống.

BÀI CÙNG NHÓM