I. Mùa lạc của Nguyễn Khải thuộc số ít những tác phẩm truyện kí 1945 - 1975 mà đến nay vẫn còn giá trị văn học. Đó là bởi vì Nguyên Khải không sa vào khai thác những vấn đề kinh tế, xã hội, những chủ trương, chính sách cụ thể. Ông đã phan ánh hiện thực đời sống thông qua việc thể hiện số phận con người.
Hiện thân đầy đủ cho số phận con người ấy trước hết và chủ yếu là nhân vật Đào, một nhân vật có một quá khứ đau thương và một hiện tại đầy những biến đổi tốt đẹp.
II. 1. Từ cô Đào ngày xưa đến cô Đào với cái vỏ bọc liều lĩnh, táo tợn, gai góc
a) Cô Đào ngày xưa cực nhọc lang bạt, tha phương
- Đào có một quá khứ đau khổ bất hạnh của một phụ nữ lao động nghèo: Một đời chồng không có hạnh phúc, bởi người chồng nghiện ngập phóng đãng; hai cái tang dồn dập, hết tang chồng đến tang con, đã biến Đào thực sự thành một người đàn bà góa cô độc. Không biết dựa dẫm vào ai, không người thân thích. Không nơi nương tựa, cô Đào phải sống vật lộn, lang bạt: "Đòn gánh trên vai tới đâu là nhà, ngã đâu là giường", Đào ngược xuôi kiếm sống bằng sức lao động của người đàn bà chân yếu tay mềm.
- Cuộc sống ấy, tất nhiên, đã luyện Đào thành một người lao động mà số phận bấp bênh, tương lai mù mịt. Và cũng làm cho Đào thay đổi từ hình dáng đến tính tình.
b) Quá khứ đau khổ, bất hạnh đã biến dổi cho Đào thành một con người khác hẳn
- Ngoại hình, nhan sắc tàn phai: "mái tóc óng mượt ngày xưa qua năm tháng đã khô lại, đỏ di như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm, soi gương thấy gò má càng cao, tàn hương nổi càng nhiều". Ngoại hình thay đổi gắn liền với thái độ nhìn đời, nhìn người, nhìn mình chua chát, không khỏi có lúc mỏi mệt, muốn buông xuôi.
- Đào lên nông trường Điện Biên với tâm lí của một người đã mỏi mệt, chán ngán dễ hờn dỗi, ghen tị, sống liều lĩnh và cũng dễ tổn thương. Miêu tả cuộc đời cũ của Đào, Nguyễn Khải đã lí giải bằng hoàn cảnh: chính cuộc sống và số phận riêng của Đào đã tạo cho cô một cái vỏ bọc gai góc, liều lĩnh.
2. Từ cái vỏ bọc bề ngoài của Đào đến con người thực, một quá trình biến đổi sâu sắc
a) Bề ngoài Đào sống liều lĩnh bất cần đời, nhưng liệu điểu đó có phải là con người thực của Đào không?
- Đời sống tâm lí của nhân vật Đào phức tạp hơn nhiều. Nguyễn Khải đã thực sự thông cảm với nhân vật của mình khi ông miêu tả trạng thái phức tạp ấy của tâm hồn cô. Tính cách của Đào mang tính hai mặt, có vẻ màu thuẫn. Cô là con người hoài nghi, bi quan, vô vọng, lên nông trường với tâm lí mỏi mệt buông xuôi như con chim bay mãi cũng "mỏi cánh", con ngựa đi mãi cũng "chồn chăn". Vì vậy mà Đào sống an phận, đầy mặc cảm.
Mặt khác, khao khát hạnh phúc và mong được sống, được yêu thương như bất kì người bình thường nào từng lúc lại sôi nổi, bừng lên trong lòng Đào. Ví như khi Đào đứng cạnh Huân. Nhìn chàng trai lực lưỡng, đẹp trai và tốt bụng này cô lại "bừng bừng" thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, lại hi vọng "cuộc đời" của mình chưa phải đã tắt hẳn, một cái gì chưa rõ nét lắm, nhưng đầm ấm hơn, tươi sáng hơn những ngày đã qua cứ lấp lóe phía trước.
- Bề ngoài Đào sống bỗ bã, đốp chát, thất thường, khi buồn khi vui, dễ mặc cảm, chạnh lòng. Nhưng khi hiểu được lòng tốt của những người xung quanh, nhất là khi tìm lại được một tổ ấm gia đình, Đào trở nên con người hiền thục, nhún nhường, chan hòa và nhân hậu với bè bạn, anh em. Đó là một cuộc hồi sinh của nhân vật.
b) Sự hồi sinh của Đào giữa tỉnh thương của nông trường Điện Biên
- Đào lên nồng trường Điện Biên lúc đầu với tâm lí của kẻ chạy trốn. Nhưng đó lại là một cuộc "chạy trốn" để tự tìm lại bản thân mình, để có tất cả. Môi trường lao động giàu nhân tính và tình thương đã phát hiện, nâng đỡ và chăm chút cho Đào. Đã có một cô Đào khác hẳn với bài báo tường "Đường lên nông trường Điện Biên", một cô Đào vui vãn nghệ, diễn kịch và lo lắng cho hạnh phúc của mọi người. Cô Đào ấy là con người khác hẳn với chiếc áo trắng còn khét mùi xà phòng trong đêm trăng, với một tâm tình cởi mở và tin cậy, với một hạnh phúc đang chờ đón.
- Thật bất ngờ khi con người chạy trốn mình, chạy trốn quê hương lại tìm được niềm vui, quê hương và gia đình giữa một nơi xa lạ, "chẳng ai ở vậy được suốt đời,... chẳng ai muốn đi vất vưởng mãi, ai cũng muốn có một quê hương..." Đào đã tâm sự như thế với một người bạn mà cô tin cậy.
Như vậy, nếu hoàn cảnh sống cũ tạo ra một cô Đào gai góc, liều lĩnh chua chát, mặc cảm và làm thay đổi cả hình hài của cô, thì cuộc sống mới lại khiến cho cô Đào tự mình lột bỏ được cái vỏ bọc bề ngoài của cô để trở thành một người vui vẻ, tin tưởng giàu tình thương, tình thân ái.
3. Tư tưởng và cảm hứng của Nguyễn Khải qua nhân vật Đào
a) Miêu tả Đào như một nhân vật chính, nhân vật trung tâm của Mùa lạc, Nguyễn Khải đã tỏ rõ lòng cảm thông và những phát hiện sâu sắc của ông về số phận của những người lao động bé nhỏ.
Đào tiêu biểu cho người phụ nữ có số phận éo le bất hạnh. Cô lại là nạn nhân của những định kiến hẹp hòi trong xã hội. Bản chất tuy tốt nhưng do số phận không may đẩy đến chỗ phải tự tạo cho mình một cách sống đáo để, gay gắt để tồn tại. Chính cái vỏ bọc ấy càng làm cho cô cô độc, mất niềm tin, tự gây thành kiến xấu với bản thân. Nhưng khao khát yêu thương hạnh phúc và niềm tin không mất hẳn ở những người như Đào. Chỉ cần gặp môi trường sống tốt đẹp la nó lại bừng tỉnh dậy. Đó là một phát hiện sâu sắc của Nguyễn Khải.
b) Đào là hiện thân cho những người bất hạnh gặp được cuộc sống mới, môi trường mới "người yêu người, sổng để yêu nhau" và cô đã hồi sinh. Nguyễn Khải muốn qua nhân vật này ca ngợi quan hệ xã hội mới, môi trường lao động mới. Ở đó những con người từng không lối thoát, bất hạnh và cô độc trong xã hội cũ như Đào vẫn hoàn toàn có thể tìm thấy tình yêu và hạnh phúc. Và đó mới chính là Mùa lạc bội thu.