"Lại thương nỗi: đọa đày thân Bác...Mà thơ bay... cánh hạc ung dung" (Tố Hữu - Theo chân Bác). Bốn câu thơ trên giúp em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh qua Nhật ký trong tù.

Ngày 13-8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) trở lại Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới cho cách mạng Việt Nam
Người bị chính quyền phản động Trung Quốc bắt giam trong 14 tháng. Đây là những ngày tháng vô cùng cực khổ của người vì chế độ nhà tù của Tưởng Giới Thạch hết sức tàn bạo. Trong thời gian này, không có điều kiện hoạt động cách mạng. Người phải làm thơ cho khuây khỏa. Tập thơ Nhật kí trong tù đã ra đời như thế. Người ta đã viết nhiều về tập thơ Nhật ký trong tù, để qua đó, tìm hiểu vẻ đẹp của con người Bác. Trong bài thơ Theo chân Bác. Tố Hữu chỉ dùng bốn câu để nói về thời gian Bác ở tù và về tập thơ Nhật ký trong tù. Tuy vậy, nhờ am hiểu sâu sắc con người Bác trong đời và trong thơ, Tố Hữu đã giúp ta nhận rõ vẻ đẹp của Hồ Chi Minh từ bản chất tới phong cách, từ tinh thần chiến sĩ đến tâm hồn nghệ sĩ:

"Lại thương nỗi: dọa đày thân Bác

Mười bốn trăng tê tái gông cùm,

Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc,

Mà thơ bay... cánh hạc ung dung".

Tinh thần thép vĩ đại của Bác Hồ: Phân tích kết cấu của bốn câu thơ, thấy có hai vế đối lập, nối với nhau bởi chữ "mà". Vế thứ nhất gồm ba câu đầu nối khái quát về những nỗi cực khổ của Bác trong 14 tháng ở tù. Những nỗi cực khổ ấy đã khiến Người hết sức suy yếu về thể chất: "Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc". Với hình ảnh này, Tố Hữu đã vẽ lại đúng bức chân dung tự họa của Người trong Nhật ký trong tù:

"Răng rụng mất một chiếc

Tóc bạc thêm mấy phần

Gầy đen như quỷ đói

Ghẻ lở mọc đầy thân"

(Bốn tháng rồi)

"Ngôi lâu chân đã mềm như bún

Nay thử đi ra muốn ngã nhào"

(Được lệnh trên cho đi lại trước phòng giam)

Vế thứ hai đối lập lại là: "Mà thơ bay cánh hạc ung dung". Vế này tuy chỉ có một câu nhưng lại mang chủ đề của khổ thơ. Ba câu trên tô đậm màu đen cốt để làm bừng sáng câu cuối cùng này, mô tả tư thế kiên cường, bất khuất của Bác Hồ: gian khổ như thế, thể xác tiểu tuy như thế, nhưng tinh thần vẫn ung dung, thanh thoát như không:

"Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao"

Đúng là phong cách Hồ Chí Minh. Bốn câu thơ của Tố Hữu không chỉ nói tinh thần thép vĩ đại của Bác Hồ mà còn diễn tả được phong cách biểu hiện chất thép đó của Người. Ở các nhà cách mạng khác, tinh thần thép được biểu diễn trực tiếp ở tính chiến đấu trong hình ảnh chiến sĩ. Hình ảnh người thanh niên cộng sản trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu là thế:

"Tôi chỉ một con chim non bé nhỏ

Vứt trong lòng con giữa một lồng to

Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do

Tôi chi một giữa muôn người chiến đấu

Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu

Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ"

(Tâm tư trong tù)

Nhưng ở Hồ Chí Minh thì khác: trong những thi phẩm tiêu biểu và hay nhất của Người trong Nhật ký trong tù, chất thép thường thể hiện ở chất thơ, bản chất chiến sỉ thường lỗng trong hình tượng thi sĩ:

"Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

(Ngắm trăng)

Bài thơ này làm ngoài nhà tù thì có thể tưởng là thơ của một Lý Bạch hay một Tản Đà. Nhưng bài thơ được sáng tác trong hoàn cành nhà tù dã man của chính quyền Quốc dân đảng (Trung Quốc), thì chỉ có thể là thơ Hồ Chí Minh. Hình tượng thi sĩ ở đây, chỉ có thể nẩy sinh từ cái gốc chiến sĩ vĩ đại. Hồ Chí Minh là một hãnh tụ cộng sản, một con người mang tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Nhưng từ phong thái sinh hoạt đến sáng tác thơ ca vẫn có một cái gỉ rất cổ điển. Bốn câu thơ của Tố Hữu cũng thể hiện được một cách tinh tế nét phong cách này của tác giả Nhật ký trong tù :

"Mười bốn trăng tê tái gông cùm"

Tố Hữu tính thời gian Bác ở tù bằng 14 tuần trăng, gợi lên một cái gì rất phương Đông. Ánh trăng vẫn được coi là người bạn tri âm tri kỷ với những thi sĩ cổ điển phương Đông. Thơ của Bác cũng đầy trăng (Vong nguyệt; Thu dạ; Tảo giải; Nguyên tiêu; Bao tiệp; Đối nguyệt; Cảnh khuya)

"Mà thơ bay cánh hạc ung dung"

Tố Hữu đã diễn đạt được cái ung dung thi sĩ của Bác Hồ, ở đây có bao hàm thái độ triết lý của các bậc hiền giả thuở xưa. Trong bất cứ hoãn cảnh nào, dù khắc nghiệt đến đâu, vẫn giữ được cốt cách ung dung, đường hoàng của người nắm được thiên cơ, thiên mệnh. Thêm vào đó, hình ảnh "cánh hạc" càng đậm màu sắc cổ điển của con người Bác. Về điểm này, một lần nữa, ta thấy Tố Hữu đẫ thể hiện đúng cốt cách của Bác Hồ phù hợp với những bức chân dung tự hoạ của Người trong Nhật ký trong tù:

"Hai giờ ngục mở thông hơi

Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do

Tự do tiên khách trên trời

Biết chăng trong ngục có người khách tiên"

(Quá trưa)

"Mặc dù bị trói chân tay

Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng

Vui say ai cấm ta dừng

Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu"

(Trên đường đi)

Cuộc đời, Sự nghiệp, con người Hồ Chí Minh, là một đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà thơ trong nước và ngoài nước. Trong số ấy, Tố Hữu vẫn là người đạt được nhiều thàqh công nhất. Mỗi bài thơ của ông là một khám phá về những vẻ đẹp khác nhau của Bác Hồ. Bốn câu thơ trích trên đây của bài thơ Theo chân Bác là một bằng chứng tiêu biểu. Nó giúp ta hiểu sâu sắc con người Hồ Chí Minh từ bản chất tới phong thái, phong độ, từ tư cách chiến sĩ đến tâm hồn nghệ sĩ.

BÀI CÙNG NHÓM