“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

- Đề mở, chỉ nêu luận đề, không chỉ ra thao tác lập luận. Luận đề lại cô đúc, cách nói mang ý vị triết lí, hàm chứa ý nghĩa, cần từ luận đề tìm ra các luận điểm cho bài làm và tìm cách làm bài phù hợp (với đề này, phải bàn luận về câu nói của nhà văn: sử dụng thao tác lập luận bình luận).

- Có thể bố cục bài làm thành hai phần:

+ Phê bình câu nói của Vích-to Huy-gô: giải thích ý nghĩa từng vế của câu nói và nhận định, đánh giá về câu nói: câu nói đúng đắn như thế nào và sâu sắc ở chỗ nào (chú ý hai cụm từ “nhận được” và “cho đi” trái ngược nhau, vì sao “cho đi” mà lại “giàu lên”?).

+ Bàn luận mở rộng ý nghĩa của câu nói: nhà văn muốn nhấn mạnh đến điều gì (đến vế nào) trong câu, ý nghĩa hàm ẩn trong câu nói, giá trị của nó trong cuộc sống cộng đồng của ngày hôm nay,...

BÀI VĂN THAM KHẢO

Nhân cách con người được hình thành từ hai mặt chủ yếu: trí tuệ và tâm hồn. Nhưng làm thế nào bồi dưỡng trí tuệ và nâng cao tâm hồn để hoàn thiện nhân cách? Vích-to Huy-gô đã chỉ ra cho chúng ta con đường phát triển của chúng: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu luôn nhờ cái nó cho đi”.

Trí tuệ con người chính là khối lượng kiến thức mà con người thu nhận được từ thế giới khách quan, từ kho tri thức của nhân loại. Cho nên “trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được”: con người càng thu nhận, tích lũy được nhiều kiến thức thì trí tuệ càng giàu, sự hiểu biết càng sâu rộng. Một sinh viên đại học chắc chắn kiến thức phải “giàu” hơn một học sinh tiểu học, một người già nhất định trí tuệ phải phong phú hơn một em bé. Con đường làm giàu trí tuệ chỉ có thể là con đường nhận vào trí óc mình kho tri thức của nhân loại - đó là học tập, học tập suốt đời như Lê-nin nói: “Học, học nữa, học mãi”, trong đó “lấy tự học làm cốt” (Hồ Chí Minh). Dĩ nhiên, không chỉ học tập ở trường, ở thầy, ở bạn, mà còn học tập nhân dân, học tập trong sách và trong cuộc sống: nguồn tri thức để nhận vào thật phong phú và mở rộng trước mắt mọi người - chỉ cần ta quyết tâm và biết cách học tập.

Ngược lại với cơ chế nhận vào của trí tuệ là cơ chế cho đi của trái tim: “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Vì sao vậy? “Cho đi” ở đây là chia sẻ tình cảm của mình đối với người khác, là yêu thương, quan tâm đến đồng loại. Trái tim biết “cho đi” là một trái tim nhân ái, vị tha, và “cho đi” càng nhiều thì yôu thương càng lớn, con tim càng giàu. Trong cuộc sống của dân tộc ta hiện nay không hiếm những con tim “giàu lốn” như thế. Chàng trai Nguyễn Hữu Ân vừa đi làm, vừa học đại học, lại vừa nuôi cả hai người mẹ ruột và mẹ nuôi bị bệnh hiểm nghèo; cô sinh viên Nguyễn Hoàng Oanh vừa học vừa lao động kiếm sống, lại tự nguyện nhận nuôi dạy ba em nhỏ bị khiếm thị; em Đỗ Nhật Nam 6 tuổi, học lớp 1, trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội đã có sáng kiến vận động các bạn quyên góp tiền ủng hộ các bạn học sinh có người thân bị nạn trong vụ gãy nhịp dẫn cầu cần Thơ được 3 triệu đồng,... Và còn biết bao tấm lòng vàng, những nghĩa cử cao đẹp, những Mạnh Thường Quân khác... Tất cả họ đều biết “cho đi” để làm cho trái tim “giàu lên”. Và nếu trái tim mọi con người đều giàu lên như thế thì cuộc đời sẽ thân ái, tốt đẹp, đáng sông biết bao! Phải chăng đó chính là cái ý vị triết lí - cũng là bức thông điệp hàm ẩn mà nhà văn muôn nhắn nhủ với chúng ta trong câu nói?

Ở đây, nhắc đến vế thứ nhất “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được” chính là để nhấn mạnh vào vế thứ hai “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Trong một xã hội còn nghèo đói, bất công, còn những con người và những cảnh đời bất hạnh thì điều quan tâm của Vích-to Huy-gô là những trái tim biết cho di để cưu mang giúp đỡ người khác, để làm ấm lòng đồng loại. Một sự cho đi như thế không bao giờ là một sự mất đi mà chính là một sự được lại, một sự được lại lớn lao và có ý nghĩa, bởi không chỉ được ở người ta chia sẻ mà còn ở chính ta nữa: trái tim ta sẽ giàu lôn nhờ sự cho đi đó. Muốn vậy, phải biết đồng cảm và yêu thương mọi người, không thờ ơ lạnh nhạt trước cuộc sống cộng đồng, đặc biệt đồi với những người còn nghèo khổ, những người tàn tật, những nạn nhân chất độc da cam,... Hãy mở rộng vòng tay nhân ái để đón những trẻ em lang thang, cơ nhờ, những con người không nơi nương tựa, hãy sông chung với HIV/AIDS,... cùng chung tay xây dựng tổ ấm cho những người bất hạnh. Hãy chống bệnh vô cảm và luôn nhớ rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của nhừng kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt.” (Lu-thơ Kinh).

Vì thế, thông điệp trong câu nói của Vích-to Huy-gô cách đây hơn một thế kỉ cũng là tâm nguyện và hành động của chúng ta trong những ngày hôm nay. “Trí tuộ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” - có phải đó cũng chính là điều mà mỗi chúng ta đang phấn đấu vươn tới để thành những con người vừa giàu trí tuệ vừa giàu lòng nhân ái trong thế kỉ XXI này?

ĐỌC THÊM

CHO ĐI LÀ CÒN MÃI

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môí trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?

Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, một trải nghiệm, một lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu... Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cùng sè đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.

Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kì diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi bạn vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến nhừng người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kì diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn - không ai khác - đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thế’ ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.

Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được nhừng tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi kí ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.

(...) Chỉ cần bạn thật tâm, bạn sẽ không bai giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Với quyển sách này, chúng tôi hi vọng sẽ truyền cảm hứng, khơi dậy niềm khát khao chia sẻ trong bạn, thắp sáng niềm tin nơi tâm hồn bạn, để bạn tiếp tục trao tặng những điều tốt đẹp cho cuộc sống nhiều hơn nừa. Và chúng tôi tin tưởng mãnh liệt rằng: Một khi bạn cho đi, chính là lúc bạn được nhận lại!

Azim Jamal & Harvey McKinnon

(Trích Lời giới thiệu cuốn sách Cho đi là còn mãi, NXB Trẻ, 2008)

BÀI CÙNG NHÓM