Ngay từ khi có "tiếng súng Tây" trên đất nước ta, Nguyễn Đình Chiểu đã giương cao lá cờ yêu nước chống Pháp bằng những tác phẩm thơ ca của mình. Nam Bộ dần dần nằm trong tay giặc bởi triều đình nhà Nguyễn hèn nhát. Sống trong vòng kìm kẹp của chế độ thực dân, tấm lòng nhà thơ khác khoải đau buồn nhưng vẵn ngóng trống và hy vọng vào ngày mai, vào một vận hội mới làm thay đổi sơn hà. Bài thơ Xúc cảnh là tiếng vọng cùa tấm lòng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đối với đất nước:
Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.
Bờ cõi nay đà chia đất khác
Nắng mưa nay hả đội trời chung.
Chừng nào thảnh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú, một thể thơ Đường luật quen thuộc. Đề tài là Ngóng gió đông, trông ngóng gió của mùa xuân mát lành, nhưng thực ra là kí thác tâm trạng và nỗi khát vọng của nhà thơ đối với vận hội đất nước.
Sáu câu đầu (đề, thực, luận) miêu tả cảnh ngóng đợi gió đông của đất trời, cây cỏ mà thực ra là để nói lên tâm trạng khắc khoải, bộc lộ một nỗi buồn da diết về cành nước mất, nhà tan:
"Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?"
Hai chữ "ngùi ngùi" thế hiện rõ tâm trạng buồn bã của hoa cỏ đang ngóng đợi gió xuân. Tiếp theo sau là một câu hỏi, như một tiêng kêu đau đớn, xót xa, làm tăng thêm, tô đậm thêm tâm trạng buồn bã, ngóng đợi ở trên.
Hai câu đề viết theo kiểu ẩn dụ. Nói "hoa cỏ" nhưng là để nói quê hương, đất nước, sông núi, cũng là để nói nhân dân, đất nước. Còn "chúa xuân" thì hàm nghĩa triều đình, nhà vua, cũng có thể là những trang anh hùng cứu nước. "Chúa xuân" ở đâu, có nghe không tiếng gọi của non sông, cây cỏ đang "ngùi ngùi" ngóng đợi cơn gió mùa xuân mát lành? Có một cái gì vừa thiết tha, vừa buốn bã, đớn đau
"Mây giăng ài Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng"
Vẫn theo cách nói ẩn dụ, những hỉnh ảnh "mây giăng ải Bắc", "Ngày xế non Nam" là để chỉ tình cảnh đất nước tiêu điều, mù mịt vì sự ngóng trông vô vọng tin tức của chúa xuân, của gió đông. Người xưa dùng chim nhạn và chim hồng để đưa tin. "Trông tin nhạn" mà chẳng thấy và "bặt tiếng hồng" cũng có nghĩa là bặt vô âm tín. Hai câu thơ (thực) thể hiện sự chán ngán, trách móc thái độ hờ hừng, vô trách nhiệm của chúa xuân:
"Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung"
Hai câu luận đưa ta trở về với hiện thực đau đớn của đẩt nước hồi đó. Lời thơ có giọng oán trách và căm giận.
"Bờ cõi xưa" vốn là giang sơn đất nước trọn vẹn của ta, sao giờ chia cho kẻ khác, chẳng lẽ có thể sống chung với quân giặc sao? "Há đội trời chung" thể hiện giọng điệu bất bình, thái độ dứt khoát, quyết liệt với kẻ thù.
Hai câu kết:
"Chừng nào thánh đế ăn soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông".
Nếu mở đầu bài thơ tác già dùng ngôn ngữ ẩn dụ: ”chúa xuân"\ "gió đông" thì đến đây ông thấy cần trực tiếp gọi tên đổi tượng: đó là "Thảnh đế". Bao giờ mới xuất hiện vị vua sáng suốt, vị hoàng đế anh minh hiểu thấu dân tình, ra tay cứu dân, cứu nước, rửa nhục cho non sông này. Lời ước vọng cũng là lời kêu gọi tha thiết xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu - hãy "soi thấu” tình cảnh của dân, hãy hiểu thấu lòng dân khát khao mong đợi. Bài thơ kết thúc bằng một viễn cảnh thật hả lòng hả dạ. Người xưa thường nói: "ơn vua như mưa móc", ở đây tác già khao khát một trận mưa lớn tốt lành dể có thể cuốn phăng đi tất cả bọn cướp nước và mọi rác rưởi đang làm nhơ bẩn nước non này.
Bài thơ có hai lớp nghĩa đan xen nhau, rõ ràng mà sâu kín. Bề nổi dễ thấy của bài thơ là cảnh một con người đang buồn bã, ngóng đợi "gió đông", ao ước một "trộn mưa nhuần"... Nhưng ai đọc cũng thấy, cái bề nồi ấy cứ chìm đi, để cho phần chìm lại hiện lên ngày một rõ. Đó là sự khao khát, mong đợi một ngày mai tổt lành sẽ tới. Càng nghĩ càng thấy trân trọng biết bao tấm lòng của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.