I. Phân tích nhân vật thị (vợ Tràng) trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
- Dẫn vào vấn đề.
+ Tác phẩm Vợ nhặt xoay quanh câu chuyện của ba người trong một gia đình ngụ cư. Điều lạ là một người làm nên chính cái tên của truyện lại không có tên, không biết tuổi. Đó chính là vợ Tràng. Người phụ nữ ấy chì là một trong số hàng ngàn, hàng vạn thân phận phụ nữ cùng thời. Do đó, người ấy rất dễ bị lãng quên, ít ai chú ý tới nhưng với nhà văn đó là một số phận không thể bỏ qua, một số phận gây nhức nhối, trăn trở.
+ Sự hấp dẫn của nhân vật nữ này phải chăng là từ một người trong cõi mù mịt, không đâu vào đâu trở thành một nàng dâu hiền thục của bà cụ Tứ? Một người vợ đảm đang của anh cu Tràng?
2. Thân bài
a. Lai lịch, ngoại hình
- Vợ Tràng là người đàn bà không rõ lai lịch, không có gia đình, không có nhà cửa.
+ Cô ta thậm chí không có tên và khi xuất hiện lúc được gọi là thị, là cô ả, lúc là người đàn bà.
+ Chỉ có bà cụ Tứ xem vợ Tràng là nàng dâu, con dâu, là con và được Tràng gọi là nhà tôi mà thôi.
+ Trước khi về nhà bà cụ Tứ, cô ta cùng với mấy chị con gái ngồi vêu ra ở cửa nhà kho thóc Liên đoàn chờ nhặt hạt rơi, hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm.
+ Trong nạn đói hồi ấy, thân phận con người thật rẻ rúng. Đâu phải vợ Tràng mới là người không tên, không tuổi, còn biết bao người con gái như thế.
- Vợ Tràng xuất hiện với một chân dung thảm thương.
+ Lần đầu tiên Tràng trông thấy, thị mới chỉ gầy yếu xanh xao ngô/ vêu trước cửa kho thóc, nhưng gặp lần hai, anh ta không nhận ra.
+ Vì đói rách mà chỉ vài hôm, áo quần của thị rách tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt trũng hoáy. Chả trách anh cu Tràng không nhận ra thị là phải.
b. Tính cách
- Khi mới gặp Tràng:
+ Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trở nên trơ trẽn. Nghe anh chàng kéo xe bò hò một câu tầm phơ tầm phào cho đỡ nhọc Muốn ăn cơm trang mấy giò này
Lại đây mà đây xe bò với anh nì, tức thì khi nghe được thị đã cong cớn bám lấy rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
+ Gặp lần thứ hai, khi Tràng vừa trả hàng xong, thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt Tràng mà sưng sỉa nói: “Điêu! Người thế mà điêu!” Khi thấy anh Tràng có vẻ dễ bẳt lạt, thị tiếp tục cong cớn.
• Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy cùa thị tức thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn thật.
• Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng mà thở.
+ Phải chăng đấy là tính cách vốn có của người đàn bà này? Không, từ đầu đến lúc theo Tràng về nhà, người phụ nữ ấy hành động hoàn toàn theo bản năng của mình. Thị làm tất cả chỉ để được... ăn!
- Khi đã chấp nhận làm vợ Tràng:
+ Trên con đuờng trở về nhà cùa Tràng, thị thay đổi hẳn. Trong khi Tràng mặt có một vẻ gì phớn phở khác thường, hay tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, thì thị lại đi sau hắn chừng ba bốn bước, cắp cái thúng con, cái nón tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt.
• Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Rõ ràng so với người đàn bà mới ban trưa, bây giờ thị đã là người khác. Ban trưa, lúc ờ ngoài chợ, thị sấn sổ, cong cớn để được ăn, còn bây giờ, thị đang về nhà chồng (ai mà chẳng e thẹn!).
• Vả lại, thị bắt đầu ý thức về thân phận mình, là người vợ theo không. Té ra, thị chẳng có chút quyền uy nào, kể cả quyền lựa chọn và đành chấp nhận số phận khi đã đến bước đường cùng.
+ Song, dù thế nào đi nữa, thị vẫn là người có ý thức về giá trị của bản thân. Trên đường về nhà chồng, khi anh Tràng lấy làm thích thú trước cảnh lũ trẻ con chọc ghẹo, thì thị có vẻ khó chịu lắm, đôi lông mày nhíu lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Trẻ con nghịch ngợm chọc ghẹo còn được, đằng này đến người lớn cũng tò mò, thị càng ngượng ngịu, chân nọ díu cả vào chân kia. Anh Tràng đến là vô tư, cứ lấy vợ vậy làm thích thú. Thị càu nhàu trong miệng và lầm lũi đi đến nỗi nhầm đường. Thị mong sớm đến nhà “chồng” để tránh sự dòm ngó của mọi người.
+ Về nhà của Tràng, thị càng khác hon. Người đàn bà ấy có cái tò mò của nàng dâu mới.
• Thị đảo mắt nhìn xung quanh. Quả là nghèo quá. Thị nén tiếng thở dài. Anh Tràng muốn vợ mình được tự nhiên, cứ giục ngồi, nhưng thị chỉ dám ngồi mớm xuống mép giường.
• Khi bà cụ Tứ về, người đàn bà ấy chủ động chào bà bằng u. Trước mặt người mẹ chồng, thị càng rụt rè, vẫn đứng nguyên chỗ cũ, khẽ nhúc nhích. Chính thái độ ấy cùng hoàn cảnh của thị đã khiến bà cụ Tứ, trái với sự dò xét thông thường của những người mẹ chồng đối với nàng dâu, nhìn thị lòng đầy thương xót. Bà nhanh chóng chấp nhận thị là dâu dù chi mấy phút trước đó cả hai đều hoàn toàn xa lạ.
+ Sáng hôm sau, thị đã trở thành người vợ đảm đang. Cùng với bà cụ Tứ, thị thức dậy sớm, lo dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân vườn sạch sẽ. Người vô tâm như anh Tràng vẫn nhận ra sự thay đổi kì lạ ở thị: Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đản bà hiền hậu đúng mực không có vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần gặp ngoài tỉnh.
• Không những thế, thị còn tỏ ra là người biết tu chí làm ăn. Khi thị hỏi bà cụ Tứ về tiếng trống ồn ã ngoài đình và biết đó là tiếng trống thúc thuế, thị đã khẽ thở dài.
• Rồi chính thị là người đầu tiên kể cho cả nhà nghe chuyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa mà đi phá kho thóc Nhật, chia cho người đói.
+ Câu chuyện ấy khiến Tràng ân hận và tiếc rẻ khi nhớ lại mình đã từng có dịp làm như thế mà chẳng làm. Có thể rồi đây, để chăm lo cho cuộc sống gia đình của mình, người phụ nữ này có khi cả gan hơn cả anh cu Tràng!
• Bữa cơm nghèo buổi sáng hôm ấy, thị cũng như bà cụ Tứ và anh Tràng đều thấy một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mình khi phải cố nuốt những miếng cám đắng chát và nghẹn ứ trong cổ.
• Song, thị cũng như hai mẹ con Tràng, đều cố tránh nhìn mặt nhau, đều không muốn làm người khác phải buồn đau hơn.
+ Phải ý nhị lắm, phải tinh tế đến nhường nào mới có thái độ ứng xử đầy chất nhân bản như thế! —> Hoá ra cái đanh đá, trơ trẽn trước kia ở người đàn bà Tràng lấy làm vợ chẳng qua là do đói khát mà ra. Khi được sống trong tình thương, trong mái ấm gia đình, người đàn bà ấy đã sống với bản chất tốt đẹp của mình, của một người phụ nữ Việt Nam.
c. Số phận
- Nợ Tràng tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong nạn đói 1945: nghèo đói, bị rẻ rúng.
- Khi người đàn bà ấy may mắn được sống trong tình người, trong mái ấm gia đình mặc dù cuộc sống còn nhiều đe doạ của sự đói khát, thì những phẩm chất tốt đẹp đã sống lại.
d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Kim Lân đã khắc hoạ nhân vật người phụ nữ rất điêu luyện. Nhà văn không tập trung miêu tà tâm lí nhân vật để giữ vẻ xa lạ. phù hợp với hoàn cảnh của thị, một người vợ nhặt (khác với nhân vật Tràng được miêu tả tâm lí hết sức tỉ mỉ).
- Tác giả lại chú trọng khắc hoạ hành động, cử chỉ, nét mặt của nhân vật để người đọc tự hiểu tâm trạng của người phụ nữ. Chẳng hạn, chi tiết thị lấy nón che mặt diễn tả tâm trạng xấu hổ vì biết mình là người phụ nữ theo không về nhà chồng: hoặc thị nén một tiếng thở dài khi đảo mắt nhìn xung quanh căn nhà của Tràng; hay chi tiết thị đón lấy bát cháo cám, đưa mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại rồi điềm nhiên và vào miệng là thái độ chấp nhận số phận khi đến bước đường cùng... Nhiều chi tiết nho nhỏ, vụn vặt như thế nhưng đã nói được khá rõ về tâm tư, tình cảm của một con người.
3. Kết bài
- Xây dựng nhân vật vợ Tràng, nhà văn đã gián tiếp tố cáo một xã hội đã đấy con người đến sự rẻ rúng, tha hoá về nhân phẩm chẳng qua vì sự đói khát. Thế nhưng, trong cảnh ngộ của mình bi đát, con người vẫn luôn vươn tới sự sống, hướng tới tương lai và ờ một hoàn cảnh nhân đạo hơn, phẩm giá con người đã sống dậy.
- Ba nhân vật chính trong Vợ nhặt đã được nhà văn xây dựng theo cách thức khác nhau. Chính sự khác nhau đó đã góp phần tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm. Ba nhân vật trở thành ba màng đời của một xã hội tối tăm, đói khát và cũng từ đó ánh lên tia sáng của chủ nghĩa nhân đạo cao cả.
II. Trong truyện Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, moi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, mà biển thì rộng lam, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta. Anh (chị) có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lóp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lóp ngưòi đi sau: chị em Chiến và Việt?
1. Mở bài.
Ôi những dòng sông bắt nước từ dâu Mà khi về Đất
Nước mình thì hắt lên cáu hát Người đến hớt khi
chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Ru mãi ngàn năm trên dáng hình mảnh hồn thiêng sông núi là mạch nguồn của dạt dào yêu thương và niềm tự hào dân tộc. Tố Hữu yêu tha thiết dòng sông Hương; Hoàng cầm nhớ dáng hình nghiêng nghiêng chảy giữa đôi bờ của dòng sông Đuống; Nguyễn Tuân gặp sông Đà như gặp lại cố nhân;... xuôi về đất chín Rồng mênh mông hát ngút Nguyễn Thi đâu chi tựa hình dòng sông Định Thủy hay Vàm cỏ Đông, mà ông còn viết về dòng sông của Nhĩmg đứa con trong gia đình - không chỉ là dòng sông đẹp, lắm nước ngọt, nhiều phù sa và sinh ra vườn ruộng mát mẻ mà còn là dòng sông của truyền thống gia đình liên tục chảy từ lóp người đi trước. Cũng như trăm con sông khác, con sông này cũng chày ra biển, mà hiên thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài ca nước ta.
Trong thiên truyện cùa mình. Nguyễn Thi đã xây dựng nên một dòng sông chảy dài xuyên suốt. Đó là dòng sông của gia đình chị em Chiến. Việt mà mỗi thế hệ là một “khúc” của dòng sông để rồi tất cả đều được ghi vào đó. Những đứa con trong gia đình là sự tiếp nối huyết thống từ bao đời, nhưng không dừng lại ở đây, mỗi thế hệ còn là cầu nối của truyền thồng vĩ đại - truyền thống chống giặc ngoại xâm từ tổ tiên, ông cha và cho đến đời của chị em Chiến và Việt.
2. Thân bài
a. Sơ lược
Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1966. Sau được in trong tập Truyện và kí Nhà xuất bản Văn học Giải phóng, 1978.
b. Ý nghĩa của nhan đề và nội dung của câu chuyện
Đúng như tên gọi của thiên truyện, Nguyễn Thi đã dựng lên hình tượng những con người trong một gia đình lớn; gia đình cách mạng. Họ gắn bó với nhau trong một mối tình ruột thịt, người nào cũng đáng yêu, đáng quý, người nào cũng có bản chất riêng, nhưng lại thống nhất với nhau về bản chất.
Những đặc điểm chung ấy là: lòng căm thù giặc sâu sắc, hành động dũng cảm, gan góc trong chiến đấu. niềm say mê và khao khát được đánh giặc, rất tình nghĩa, rất đỗi thủy chung với gia đình, cách mạng và Tổ quốc. Có thể kể đó là những nhân vật như chú Năm, má Việt và đặc biệt là hai chị em Chiến và Việt.
c. Những khúc sông của dòng sông truyền thống.
Trong truyện ngắ Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, ta thấy một tư tưởng được cô đúc lại trong toàn bộ thiên truyện đã thể hiện trong câu nói của chú Năm với chị em Chiến và Việt: Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc đề ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông cua gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm. Câu nói của chú Năm có vẻ văn hóa, mang tính chất triết lí nhưng rất thực tế. Đó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, yêu cách mạng từ đời này qua đời khác. Mỗi thành viên trong gia đình chú Năm là một khúc sông, để tạo nên dòng sông truyền thống ấy: Trăm sông đổ về một biển hay cũng chính là dòng sông truyền thống của gia đình chú Năm sẽ đổ về một xã hội lớn hơn, hòa trong biển lớn cách mạng của đất nước.
Thật vậy, gia đình chú Năm là một gia đình cách mạng, mang nặng thù nhà, nợ nước, ông nội của Chiến và Việt bị lính tổng Phòng bắn vào giữa bụng, bà nội bị lính quận Sơn hành hạ, đánh đập. Ba của Chiến và Việt thì bị chặt đầu, má thì bị trái ca-nông của Mĩ giết chết khi đi đấu tranh ở Mỏ Cày, thím Năm thì bị giặc bắn bể xuồng chết khi đi rọc lá chuối... Những người thân trong gia đình lần lượt bị sát hại. Những đau thương, mất mát này được chú Năm ghi lại một cách tỉ mi trong một cuốn sổ tay, để làm nên những khúc sông trong dòng sông truyền thống gia đình. Trong những khúc sông ấy có chú Năm, ba Chiến, má Chiến, đặc biệt được kết thúc một cách ào ạt hơn, mãnh liệt hơn, hào hùng hơn ở Chiến và Việt.
d. Những nhăn vật chính làrn nên những khúc sông Chú Năm
Chú Năm là một con người nghĩa khí, chất phác, bộc trực nhưng thâm trầm, sâu sắc. giàu tình yêu thương, gắn bó thủy chung với cách mạng, luôn luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, ghi chép truyền thống, giữ gìn và phát huy truyền thống. Chất truyền thống nơi chú phảng phất tính chất đạo lí cổ truyền từ ngàn xưa của dân tộc gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Chú ghi chép gia phả của dòng họ một cách rất tỉ mỉ, từ những sự việc xảy ra đến những ngày giỗ của từng người trong gia đình và những chiến công của Việt và Chiến trên sông Định Thủy, tỉ mỉ đến độ “thỏn mỏn”. Lời lẽ chú mộc mạc. “nét chữ lòng còng”, nhưng đấy là tất cả tấm lòng của chú, tình yêu thương lẫn căm thù của chú và đó còn là ý thức giữ gìn truyền thống cho gia đình của chú nữa.
Chú Năm tuy chưa già nhimg mái tóc đã đốm bạc. Trước kia chú sống bằng nghề sông nước, đi chèo ghe mướn ở Sài Gòn, lục tinh. Chú thường kể chuyện cho chị em Chiến, Việt nghe và chú hay kê sự tích của gia đình và cuối cùng câu chuyện thế nào chú cũng hò lên mẩy câu. Những câu hò của chú nói về cuộc đời cơ cực cùa chú và những chiến công của đất này. Hình như chú muôn gửi găm tât cả tấm lòng, bao điều tâm sự và mong ước của chú vào Việt qua tiếng hò: Lúc đó, gân cô chú nổi đò lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mờ to, làm như Việt là nơi cụ thê đê chú gửi găm những câu hò đó, hoặc chính Việt là những câu hò đó. Theo từng câu hò, khi thì Việt biến thành tẩm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội cùa chú, 42 - ThS. Nguyễn Thành Huân khi thì Việt biến thành những nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biến Gò Công, hoặc ngói sao sáng Tháp Mười. Những lần như thế. chị Chiến bịt miệng cười nhìn chú, Việt cũng vậy và có một lẩn chú bảo với Chiến và Việt Cười đi con, ráng cho mau lớn. Chừng nào bây trọng trọng, tao giao cuốn sỏ này cho chị em bây.
=> Những hành động, những câu nói ấy của chú Năm đã thể hiện rõ những tình cảm cao đẹp của chú. nhất là chú muốn luôn luôn giữ gìn truyền thống gia đình.
• Má của Chiến và Việt
Má của Chiến và Việt là hình tượng nhân vật điển hình cho người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đàm đang. Má Việt cũng là hình ảnh khúc sông truyền thống gia đình. Đây là hình ảnh một người mẹ không hề yếu đuối mà thật chắc khỏe về thể chất lẫn tinh thần. Hình như người mẹ ấy sinh ra để chống chọi với bao sóng gió cùa cuộc đời và trong chiến đấu. Nguyễn Thi đã miêu tả những nét tính cách ấy của người mẹ khá cụ thể: Má bơi xuồng thiệt khỏe, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách mướt để lộ cái gáy đo đỏ và đôi vai lực lưỡng. Chiều về, xuồng còn giữa sông, má đã gọi: Việt à, ra phụ má nghe con, xuồng cập bến, mặt má vẫn đỏ rực, cái nón rách đã ngà ra làm quạt, lưng áo bà ba đẫm mồ hôi đã đen lại không còn thấy bạc nữa.
Ở má Việt, tình yêu chồng, lòng thương con, sự căm thù giặc, lòng dũng cảm, ý thức đấu tranh như hòa quyện vào nhau. Điều đó đã thể hiện khá đầy đủ trong lời má Việt nói với Việt: Tao dạn là nhờ ba mày. Ba mày bị Tây nó chặt đầu, tao cứ đi theo thằng xách đầu mà đòi. Đì từ ấp trong tới ấp ngoài, nó qua sông tao cũng qua sông, nó về quận tao cũng tới. Một tay tao bồng em mày, một tay tao cắp rổ. Chị hai mày đang nấu cơm, cũng mang cả đũa bếp chạy theo, tóc tai xuống mặt, chỉ ló có một con mắt ra nước mắt chảy ròng ròng. Mày với con Chiến thì chạy theo chị hai mày mà la: “Trả đầu ba! Trà đầu ba. Tao muốn là cho chị em bây ở nhà. Đi mình tao, tao chửi nó, nó cỏ bắn thì cũng còn chị em bây trà thù cho ba mày. Mỗi lần nó bắn đùng đùng trên đầu, chị em bây lại níu chân tao. Lòng dạ tao đâu còn rảnh để mà sợ, mà khóc, chỉ thương con thôi. Mất chồng, má xót xa lặng lẽ khóc trong đêm, nhớ lại những kỉ niệm với chồng từ lúc hai người mới quen nhau tới khi chồng chết. Rồi người mẹ ấy cũng mong cho con mau lớn để làm một cái gì đó vui lòng chồng và dường như cả cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ đã trải qua một cách không hề sợ hãi đó, tất cả đều được gom lại và dồn vào trong ý nghĩ cuối cùng này. Đau đớn xót xa nhưng người mẹ ấy không hề bi lụy, biến đau thương, căm thù thành ý thức đấu tranh và đã chết trong đấu tranh.
Ở nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thi đã khắc họa nổi bật hình tượng người phụ nữ miền Nam với đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt và anh hùng. Đó là tượng đài bất tử của người mẹ Việt Nam.
• Chiến
Chiến rất giống mẹ ở tính gan góc, chăm chỉ, đảm đang, tháo vát, rất yêu thương cha mẹ, sôi sục căm thù, muốn gia nhập bộ đội để trả thù cho cha mẹ. Biết thu xếp việc nhà trước khi lên đường: đem bàn thờ ba má sang gửi chú Năm... Chiến có một ý thức, một quyết tâm cao trong chiến đấu. Câu nói của Chiến với Việt đã thể hiện rõ ý thức và tinh thần ấy của Chiến: Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!
Cho dù vẫn cho mình là chị (rất thương em và lo lắng cho em. nhường nhịn em tất cà) nhưng nhiều lúc Chiến vẫn mang tính trẻ con (tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc trên sông Định Thủy, tranh phần nhập ngũ của em...).
=> Chiến là hình ảnh kế thừa của người mẹ, lại tiếp khúc sông truyền thống của gia đình, không làm phụ lòng mẹ. Chiến đã tiến xa hơn một bước so với mẹ. Chiến được cầm súng đi đánh giặc, cái điều mà mẹ Chiến chưa có được.
• Việt
Việt là một cậu con trai mới lớn, ngây thơ và hiếu động. Việt đã tiến xa hơn thế hệ của ông cha mình. Lúc nhỏ Việt rất gan lì, đúng như lời nhận xét của chú Năm: Việt là một thằng nhò nhưng rất gan lì. Trước nỗi đau mất cha, cậu bé Việt không còn biết sợ hãi là gì, Việt đã đi theo má mà la: Trả đầu ba! Trả đầu ba!, rồi khi thằng giặc liệng đầu ba vào ngực mẹ, làm máu me văng vào đẩu chị em Việt. Lòng căm thù giặc đã trỗi dậy trong lòng Việt. Càng lớn lên ý thức và hành động của Việt càng chín chắn hơn. Việt đã cùng chị đánh địch trên sông Định Thủy, rồi lại cùng chị tranh nhau xin đi bộ đội. Ý thức đấu tranh quyết liệt đã thể hiện ở Việt ngay trong câu chuyện giữa hai chị em trong cái đêm mà cả hai đều được đi bộ đội. Khi Chiến nói với Việt: Chú Năm nói mày với tao kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thỉ học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trà mà ho về là chú chặt đầu, thì Việt trả lời ngay với chị: Chị có bị chặt đầu thì chặt chừng nào tôi mới bị. Câu nói ấy của Việt đã thể hiện một thái độ khá dứt khoát, một ý chí quyết ra đi trả thù cho ba má Việt.
Và ngay sau khi vào bộ đội, tân binh Việt đã lập chiến công trong một trận đánh quyết liệt với quân thù. Việt đã diệt được một xe đầy Mĩ và bắn nhào một xe tăng. Việt bị thương ở hai mắt, không còn thấy được gì cả. Việt cảm thấy chân tay tê dại, khắp người nước hay máu không biết. Cho ướt, cho sũng, chỗ deo quẹo, chỗ đã khô cứng, người Việt khô khốc, chỗ nào đụng tới, ruồi cũng bay lên như vãi trẩu..., thế mà Việt vẫn quyết bò đi tìm đồng đội c/ệ/ cho mũi lê đi trước, rồi tới hai cái tay, hai cái chân nhức nhối cho nó đi cùng. Củi nào không chịu đi thì hắt nó phủi đi. Trong cơn mê Việt nhớ lại những gì đã xảy ra trong gia đình mình. Việt nhớ má, nhớ chú Năm, nhớ chị Chiến... tỉnh ra, Việt càng cảm thấy căm thù, càng có ý thức quyết tâm chiến đấu. Nghe tiếng máy bay và tiếng xe bọc thép của địch rú lên, Việt không hề run sợ và trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: Được, tao cứ nằm đây! Tao sẽ chờ mày! Trên trời cỏ mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này có còn mình tao cũng han được mày. Nghe sủng nô cúc anh sẽ tới đám mày! Mày chi gioi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy. Như vậy, là Việt đã đi xa hơn khúc sông truyền thống gia đình. Việt chủ động đi tìm giặc mà đánh.
=> Việt chính là một hình tượng nhàn vật điển hình cho tầng lớp thanh niên thời đánh Mĩ tham gia vào cuộc kháng chiến với tất cả nhiệt huyết và niềm hăng say của tuổi trẻ, làm nên khúc sông truyền thống dào dạt hơn, rộng lớn hơn trước khi đổ về biển cả.
e. Nhận xét
Những khúc sông truyền thống của gia đình cứ như thế nổi tiếp nhau chảy, chảy hoài, chảy mãi như máu chảy trong người vậy. Rồi con sông của gia đình lại chảy về biển cũng như trăm con sông khác.
Nguyễn Thi đã buộc ta phải liên tường đến biển đến đại dương bao la rộng lớn. Biển ấy là biển của cách mạng cả nước mênh mông, rộng lớn và vĩnh cửu. Còn đại dương ấy chính là đại dương cách mạng của những quốc gia đang bị xâm lược trên thế giới.
Cũng như dòng chảy của máu trong cơ thể được lưu thông bàng tim, thì dòng chảy của con sông cách mạng được khơi nguồn và duy trì bằng những con tim cách mạng “còn nóng hồi hổi” chừa những sự mất mát đau thương nhưng lại rạng ngời niềm hi vọng.
3. Kết bài
Tóm lại, câu nói của chú Năm với hai chị em Chiến. Việt: Chuyên gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chủ sẽ chia cho moi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông gia đình ta cũng chày vể biển mà biển thì rộng lắm... là câu nói thể hiện toàn bộ ý tưởng của Nguyễn Thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Ý tưởng này không chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, mà còn có ý nghĩa khái quát, rộng lớn hon. Đó là cả một đại gia đình cách mạng miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
Câu nói này của chủ Năm nói riêng và toàn bộ nội dung câu chuyện nói chung đã cho ta hiểu thời kì chống Mĩ ở miền Nam là một thời kì gay go, quyết liệt, nhân dân miền Nam phải sống trong đau khổ với biết bao hi sinh mất mát dưới sự đàn áp dã man của quân thù. Nhưng tinh thần yêu nước, yêu chân lí cách mạng, ý chí quật khởi của nhân dân miền Nam dưới ánh sáng của lí tưởng cách mạng đã bùng lên mãnh liệt, không sức gì ngăn nổi. Đó chính là truyền thống gia đình, truyền thống cách mạng, góp phần làm nên bề dày truyền thống của dân tộc.