Ngạn ngữ châu Âu có câu: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học lấy cách làm cần câu và cách câu con cá ấy”. Ý kiến anh (chị) thế nào

Ngạn ngữ châu Âu có câu: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học lấy cách làm cần câu và cách câu con cá ấy”. Cách nói thật nhẹ nhàng và dễ hiểu, nhưng làm cho ta có cảm giác ấy là lời khuyên của một người đi câu tài ba với một kẻ hay xin xỏ và ăn không ngồi rồi. Nhưng chắc chắn đằng sau câu nói bình dị đó sẽ là một bài học sâu sắc dành cho mọi người. Và qua đó, bạn sẽ nhìn thấy một phương châm sông đầy ý nghĩa của giới trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay.

Ý nghĩa của câu ngạn ngữ dường như đã quá rõ ràng, giống như chính cách diễn đạt hình tượng của nó vậy. Cùng tưởng tượng, trong một buổi đi câu đẹp trời nọ, bạn nhìn thấy một người đàn ông đắc thu những chiến lợi phẩm, và bạn không ngần ngại hỏi xin một con cá trong giỏ. ông ta sẽ gật đầu thôi! Vì một con cá có là bao nhiêu trong số hàng chục con của mình... Và thế là bạn mỉm cười vì không tốn một tí công nào để có một con cá ngon lành. Nhưng rồi bạn ngẫm nghĩ, chắc gì ta sẽ gặp lại người đàn ông kia; chắc gì trong ngày mai và những ngày sau ta sẽ có được một con thứ hai như thế. Xin xỏ và dựa dẫm quả là vô ích. Thay vào đó nếu ngay từ đầu bạn hỏi người đàn ông kia làm cần câu như thế nào và câu cá ra sao, có lẽ chừng ngày mai thôi bạn đã có được con cá đầu tiên của chính mình. Sự thật là, có được một con cá không hẳn là điều quan trọng, cái quan trọng hơn là con cá ấy đã có được như thế nào; và bạn, với chính sức lực của mình, có tìm thêm được những con như thế nữa hay không?

Trả lời được câu hỏi ấy, suy rộng ra, ta bắt đầu hiểu được câu ngạn ngữ muốn nói điều gì. Đừng xin xỏ người khác, sự xin xỏ ấy chỉ cho ta thành quả của họ. Thay vào đó, tiếp cận và học hỏi phương pháp, tự tìm lấy cách thức thực hiện điều đó mới thực sự cho ta một thành quả của chính mình. Bất cứ công việc nào cũng vậy, sự giúp đỡ của người khác đôi khi là quan trọng thật đấy, nhưng bạn phải là nhân tố quyết định cho sự thành công trong công việc của chính bạn.

Nếu quan sát kĩ, cuộc sống từ xa xưa của Trái Đất này, từ khi con người xuất hiện, thậm chí trước đó nữa, chẳng phải là một chuỗi của sự tìm tòi và học hỏi đấy hay sao? Xin lấy một đẫn chứng, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các công trình kiến trúc của người Ai Cập, có niên đại cách chúng ta ngày nay khoảng gần 4000 năm; và những công trình của người La Mã cách chúng ta khoảng 2500 năm. Một điều thú vị là nhiều tinh hoa của người Ai Cập đã được nhìn thấy ở những khu đền, bức tượng ở Rôma. Sẽ ra sao nếu chỉ có người Ai Cập cổ là biết được những bí quyết xây dựng tuyệt vời, còn thợ Rôma chỉ biết trông chờ ở những người từ nơi khác mà không học hỏi và cũng không có những sáng tạo riêng, thì làm sao có được dấu ấn La Mã như ngày nay?

Một minh chứng khác: nhà bác học Êđixơn người Mĩ đã chế tạo được đèn điện, loại đèn sợi đốt như ngày nay chúng ta đang dùng. Ngay sau đó, không chỉ nước Mĩ sáng bừng lên ánh điện mà cả châu Âu cũng đã rực rỡ ánh đèn. Những con người ở châu Âu, cũng là các nhà bác học không ngừng ngày đêm chế tạo, đã không đợi chờ Êđixơn mang ánh sáng đến cho họ; họ chỉ cần Êđixơn bật mí qua về quy trình, và thế là tự tay họ cũng tạo nên hàng chục bóng đèn như vậy. Có thể nói nhờ sự tìm tòi và chính sức lực của các nhà bác học châu Âu, ánh sáng điện đã xuyên qua Đại Tây Dương và rực rỡ trên hàng tỉ ngôi nhà.

Người thợ Rôma và các nhà khoa học châu Âu đã không xin Ai Cập hay châu Mĩ con cá, họ chỉ tìm học cách câu cá và từ đó câu lấy những con cá cho riêng họ, thậm chí con cá ấy có thể còn to hơn những con cá trước kia. Từ những minh chứng, ta nhận ra được rằng, cả thế giới vận động không ngừng, cũng nhờ một phần sự tìm tòi học hỏi là không ngừng nghỉ: người hậu thế học người tiền nhân, tập thể đi sau học tập thể đi trước, nền văn minh hiện đại học nền văn minh cổ xưa... Thật khó tưởng tượng nếu những học hỏi và sáng tạo của con người ngưng nghỉ, thế giới hôm nay sẽ đơn điệu và ảm đạm đến dường nào.

Xã hội càng phát triển, học hỏi và tự lực thực hiện càng trở thành những tố chất cần thiết của con người hiện đại. Những người chỉ trông chờ người khác mà không tự mình tìm hiểu như kẻ chờ cá của người đi câu sẽ là những kẻ mãi mãi đi sau, mãi mãi lạc hậu so với thời đại. Ngược lại, những ai luôn tìm tòi những kiến thức cũ, thậm chí khám phá những điều mới lạ, trau dồi kĩ năng cho bản thân mình sẽ là những người tiên phong và được xã hội coi trọng, kính phục. Tiếc rằng, vẫn biết là như vậy, nhưng nhiều bạn trẻ trong xã hội ngày nay vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của cách sống, cách làm việc đúng đắn. Và còn rất nhiều người còn dựa dẫm và không hề nghĩ đến chuyện tự mình bỏ ra công sức cho công việc của chính mình. Họ cũng chưa lường đến một hậu quả là đến một ngày, khi những chỗ dựa kia biến mất, một mình họ chắc chắn chẳng còn làm được gì.

Hãy tìm hiểu rõ tác hại từ một việc nhỏ nhất, khá phổ biến trong giới học sinh chúng ta. Thầy giáo giao cho lớp bạn một bài tập khó. Nghe đến tiếng “khó”, lập tức bạn chẳng còn hào hứng làm bài nữa; bạn chỉ nhờ người anh, người chị hay một cuốn sách hướng dẫn, hay bài làm của một bạn khác để rồi từ đó mà chép vào, trong khi mình chẳng hiểu lời giải ấy nói gì. Một người bạn khác cùng lớp, ngược lại, tự mình nghiên cứu vấn đề. Anh ta gặp bế tắc, và cũng chỉ nhờ người khác tháo gỡ đúng một điểm thắt để tiếp tục giải quyết bài toán. Hiển nhiên, cả hai người đã đều có lời giải. Nhưng rồi cuối học kì, bài toán ấy lại xuất hiện trong bài kiểm tra. Bạn không làm được, vì bạn có hiểu gì lời giải đâu, lời giải là của người khác đấy chứ. Ngược lại, anh bạn của bạn làm lại dễ dàng, vì mặc dù có sự giúp đỡ, nhưng chính anh ta đã thực hiện được lời giải, và chính anh ta quyết định sự hoàn thành lời giải ấy. Nói đến một bài kiểm tra, có lẽ chưa quan trọng. Nhung nếu đó là một kì thi như tốt nghiệp, đại học, hành động của bạn sẽ tai hại đến mức ảnh hưởng đến cả một tương lai trước mắt đấy.

Và một câu chuyện khác trên báo kể rằng: một tỉ phú người úc đã phá sản sau vài năm thừa hưởng tài sản kếch sù của người cha, và chết bên đường phố vì sốc ma túy. Tất cả vì anh ta đã không chịu học cách kinh doanh của người cha, bỏ bê việc thương trường, lao vào ăn chơi sa đọa và cuối cùng bỏ cả cuộc đời của mình ở tuổi hai mươi bảy. Những kiểu sông như vậy cho ta suy nghĩ, những thứ mà người khác cho ta tuy nhiều vô số kể, nhưng chẳng bao giờ bền vững, nếu ta không tự mình gìn giữ hay tìm kiếm thêm. Thói quen hưởng thụ sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại thế' đấy.

Một nhà máy chỉ có vài công nhân biết xây mái còn những người khác luôn trông cậy các đồng nghiệp của mình, còn bản thân họ chỉ biết ngồi... xếp gạch; một trường học mà hàng trăm học sinh chỉ chờ đợi bài giải của thầy giáo và bạn bè; một bệnh viện mà chỉ vài ba bác sĩ có khả năng phẫu thuật, riêng những người khác chỉ là những người tài ba., về lí thuyết...; nhà máy ấy, trường học ấy, bệnh viện ấy có thể đảm đương được nhiệm vụ mà xã hội đã đặt lên lưng họ hay không? Hàng trăm nhà máy, bệnh viện và những cơ quan khác như thế, sẽ hóa thành một thảm họa cho xã hội. Tất cả những hậu quả đều do lối sông, làm việc phụ thuộc và thụ động mà thành.

Là người hiện đại, đại diện cho tương lai của cả một xã hội mới, nhận thức rõ tác hại của thói ỷ lại, hưởng thụ thành quả của người khác, chính bạn cần phải là người định ra cho mình một cách sông, một cách làm việc cho đúng đắn và hiệu quả nhất. Muốn vậy, còn gì hay hơn là hãy thực hiện theo hai lời chỉ dẫn dưới đây. Đó chẳng phải là kim chỉ nam tốt nhất cho mọi tình huống; nhưng lại là một con đường chung cho việc giải quyết nhiều thử thách của cuộc sống này.

Trước hết, để cứu lấy mình trước sự dựa dẫm vào người khác, hãy là một con người biết học hỏi và học hỏi không ngừng. Kiến thức là mênh mông vô hạn, ngay cả những điều đơn giản nhất, những con người nhỏ bé nhất cũng có nhiều điểm để cho bạn học hỏi. Từ bố của bạn, bạn có thể học cách cầm búa và cách đóng đinh ngay từ khi lên mười, và thế là chẳng có gì phức tạp khi bố vắng nhà còn mình thì cần đóng vị trí cho một tờ lịch treo tường. Từ mẹ bạn, bạn có thể học cách nấu cơm và làm vài ba món ăn nhỏ ngay lúc tám tuổi; vì có thể một ngày nọ mẹ vắng nhà và bạn có thể tự xoay sở cho bữa trưa của mình. Thế vẫn là tốt hơn nhiều, thú vị hơn nhiều và tự mình cảm thấy mãn nguyện biết bao so với việc lúc nào cũng phải nhờ bố làm việc này, nhờ mẹ làm việc kia cho mình. Học hỏi trong cuộc sông có vai trò như thế đấy.

Thế nhưng, quan trọng hơn cả trong lứa tuổi học sinh của chúng ta vẫn là tìm tòi và học hỏi trong trường lớp. Ngoài những kiến thức lí thuyết phổ thông trong nhà trường mà chúng ta đều cần học qua còn biết bao nhiêu kĩ năng sông thường được tìm ra từ những người thầy, những người bạn. Khi thầy giải một bài toán, bạn không chỉ học được lời giải, mà còn học được kĩ năng trình bày của thầy và đường lốỉ suy nghĩ làm sao để đến được lời giải ấy. Có như vậy, khi gặp lại, ta mới chủ động trình bày thật rõ ràng và chân xác. Hoặc khi tham khảo bài làm của bạn bè, một bài tập lịch sử chẳng hạn, ta thấy rõ được cái ưu, cái khuyết của bạn để học tập hoặc tránh mắc lỗi. Tóm lại, lối học ở trường lớp không phải là sự dựa dẫm vào thầy cô bạn bè, mà từ những gì phát hiện được ở thầy cô bạn bè trau dồi thêm kĩ năng cho bản thân minh.

Và học ở xã hội cũng là một phần quan trọng không kém, mặc dù học ở xã hội luôn đi đôi với học có chọn lọc. Những kĩ năng sau của cuộc sống là điều đáng học: chẳng hạn là cách chào hỏi, cách đi đứng, cách ăn mặc khi đi trên đường phố sao cho phù hợp với lứa tuổi và tác phong. Có một vài kĩ năng nữa khó mà học được từ gia đình hay nhà trường, thường được thấy trong xã hội. Chẳng hạn, bạn có thói quen khi ăn xong một gói bánh là tiện tay cho xuôhg lòng đường. Nhưng một em nhỏ nhìn thấy và nhặt bỏ vào thùng rác. Đó là một hành động đáng học đấy chứ. Hay trường hợp xe đạp của bạn bị hỏng, và một người qua đường nhìn thấy đã sửa cho bạn, những lần tiếp theo bạn có thể tự sửa chiếc xe của mình hay những chiếc xe của người khác gặp khó khăn tương tự. Đấy cũng là một thao tác đáng học đúng không nào? Đúng là có quá nhiều thứ để ta phải tìm học; và quan trọng là ta phải tự tìm học chứ đừng để kiến thức tìm đến ta, vì thời đại này cần những người chủ động trong cuộc sống như vậy.

Vậy là trong hai phần mà câu ngạn ngữ dạy ta, ta đã biết phải “tìm học cách làm cần câu”, và điều duy nhất còn lại là phải “tự câu lấy con cá đó”. Nghĩa là khi có kiến thức và kĩ năng rồi, hãy tự mình giải quyết những công việc của mình mà không cần cậy nhờ người khác quá nhiều. Từ một bài tập đơn giản, chính bạn phải tìm ra lời giải, dù có thể cần một vài gợi ý của ai đó. Đến một công việc trang trí một tác phẩm nghệ thuật, chính bạn phải chọn lấy họa tiết, phôi màu và hoàn chỉnh nét vẽ, dù có thể tham khảo ý kiến của một người họa sĩ khác. Sau này, nếu vinh dự được là một viên chức đóng góp sức mình cho xã hội, bạn phải là người tự lực hoàn thành nhiệm vụ đối với nhân dân, đừng ỷ vào quyền thế cấp trên hay giao mọi công việc cho cấp dưới. Làm việc ra sao, được mọi người nể phục hay coi thường, tất cả tùy vào mức độ tận tâm và tự lực của bạn đôi với công việc.

Hãy nghĩ cuộc sống như một chuỗi ngày và những thử thách của nó là những con cá trong bữa ăn của mỗi ngày như thế. Đọc đến đầy, hẳn bạn đã hoàn toàn đồng ý với tôi rằng, ta hoàn toàn có thể tự câu con cá thay vì để người khác làm hộ. Việc tự mình câu con cá là đầy thú vị và cũng mang lại nhiều lợi ích về lâu dài. Để làm được điều đó: chỉ có hai phương pháp: chủ động học hỏi và tự lực thực hiện.

Bạn đã tìm ra cho mình một phương châm để giải quyết công việc và vượt qua những thử thách của cuộc đời chưa? Mỗi lần gặp khó khăn trong cuộc sôhg, mỗi khi bạn bắt đầu có những cảm giác chán chường và những suy nghĩ là phải đùn đẩy việc này cho người khác; hãy nhớ lấy câu ngạn ngữ châu Âu thân thuộc với bài học bình dị về con cá và người đi câu. Đó sẽ là một kim la bàn định hướng cho bạn vượt qua những thử thách và vươn đến những thành công trong đời.

BÀI CÙNG NHÓM