Xưa nay "nước mắt chảy xuôi" là chuyện thường tình: Cha mẹ với con cái, anh chị với em út, người lớn với người nhỏ... dường như được xác lập theo chiều thuận. Trong xã hội, không thiếu gì những đứa em ngỗ ngược, ăn hiếp và trái luân thường đạo lí với anh chị thế nhưng ở truyện cổ tích những người em bị hắt hủi luôn gây cho ta sự xót xa...
Trong nghĩa đen "ngã" là sự chuyển đột ngột, ngoài ý muốn sang vị trí thân sát mặt nền do mất thăng bằng. Rõ ràng người bị ngã và người chứng kiến không ngờ được việc này có thể xảy ra cho nên ngạc nhiên, sửng sốt là đương nhiên. Từ "nâng" nghĩa là đỡ dậy nhẹ nhàng cẩn thận "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" là vì vậy.
Em ngã chị nâng là thường tình, em ngã anh nâng cũng không gây ngạc nhiên bao nhiêu (đốì với các bật tu mi nam tử thì chuyện "ngã" ở đây thường là chuyện làm ăn thua lỗ, sự trượt té trên đường công danh... Vì thế, nếu em có khả năng thì rất sẵn lòng hào hiệp...).
Xã hội phong kiến ít khi quan tâm đến những "chuyện lặt vặt" của giới yếm khăn. Những nỗi đau của họ ít được ai san sẻ. Có khi, "khôn ba năm dại một giờ", có khi phải thổn thức như Kiều.
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Để lòng thỉ phụ tấm lòng với ai.
Những chuyện tình cảm riêng tư thầm kín hết sức tế nhị như vậy với "phái yếu" nếu không được an ủi, chia sẻ kịp thời để dẫn đến quyết định khó lường.
Em gái mà ngã như vậy thì sẵn sàng san sẻ với chị mình. Nhưng chị mà ngã thường ngậm bồ hòn mà giày vò. Trường hợp Kiều sau khi bán mình, cả đêm chong đèn thổn thức bàn hoàn vì tình yêu thật là thương tâm. "Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân" ngỡ như ngẫu nhiên bất ngờ để:
Bên đèn ghé lại ân cần hỏi han.
Và "khen cho đôi mắt tinh đời" của em khi hỏi chị:
Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?
Vâng không chỉ hiểu chị, khơi nguồn cho chị chia đôi niềm đau khổ mà sau đó cô đã chấp nhận chịu duyên của chị buộc cho mình.
Đúng là khi Kiều bị ngã đau đớn chới với nhất đã có Vân nâng.