Văn nghị luận: Cái chết gợi ý cho sự bất tử

Phát hiện ra sự bất tử từ chính cơ chế hoạt động của tế bào ung thư. Sự sống được tìm thấy trong cái chết.

Sống lâu, sống khỏe, sống sướng là mơ ước của con người. Trong một thế giới đang giàu có dần lên thì ước muốn ấy lại càng nóng bỏng. Nhưng, đời người cũng thật mong manh. SARS, virus H5N1, HIV/AIDS là gì mà lại khiến người ta đột ngột giã từ cuộc sống?

Khoa học y học ngày nay đã đến độ tuyệt vời, có thể truyền cho con người nhiều hi vọng hơn. Nhưng kiến giải xung quanh vâ'n đề này phần nào tiếp nối vào giấc mơ rất đẹp kia của mỗi chúng ta.

1. Ung thư và khả năng khắc phục

Trước kia, người ta cho rằng ung thư là do di truyền. Cho đến tận bây giờ, giả thuyết ấy cũng không hẳn đã hết nhưng nhiều người tin rằng ung thư là do những nguyên nhân khác. Viện Y học Karolinska (Thụy Điển) đã nghiên cứu kĩ lưỡng trên 89-576 cặp song sinh của một số nước khu vực Bắc Âu để đi đến kết luận ung thư không phải do bẩm sinh. Nhìn chung các cặp sinh đôi đều có cấu tạo gene giống nhau nhưng tỉ lệ cặp cùng bị ung thư chỉ chiếm chưa đến 3%. Kết luận này làm con người bớt hoang mang bởi nếu ung thư suất phát từ gene thì không dễ gì tìm ra được thuốc chữa, cho dù bản đồ giải mã gene người sắp hoàn chỉnh nay mai.

Ung thư được kết luận là sự phát triển bất bình thường của tế bào, giới y học hay gọi là "sự nổi loạn của tế bào". Nó đột biến tạo ra các khối u và có khả năng di chuyển (di căn), chèn ép các bộ phận cơ thế và khi thoái hóa sẽ làm cơ thể bị loét nát từ bên trong. Bệnh thuộc về tế bào là rất khó chữa, đồng thời sự chèn ép và phá vỡ của các khối u khiến người bệnh luôn trong tình trạng cực kì đau đớn. Các giải pháp tốt nhất được áp dụng là điều trị bằng tia xạ (nói một cách dễ hiểu là dùng tia phóng xạ đốt cháy các tế bào phát triển đột biến) và uống dung dịch có nồng độ phóng xạ nhất định. Cách này nhằm khoanh vùng các khối u để có thể tiêu diệt chúng khi điều kiện cho phép. Ở châu Á, người ta còn điều trị ung thư bằng một số bài thuốc cổ địa phương, tuy chưa được thừa nhận rộng rãi nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bệnh nhân tin cậy. Trong những vị thuốc có những bài thuốc này, đáng chú ý nhất là cây sạ đen.

Tóm lại, ung thư đã không còn là cái án tử hình tức thời đối với người bệnh mà đã có cơ may khống chế. Nhưng điều kì lạ hơn là chính cái chết từ bệnh ung thư lại gợi ý cho con người tìm ra con đường đi đến sự bất tử.

2. Gợi ý về sự bất tử tế bào ung thư

Ít ai ngờ rằng các tế bào ung thư lại là những tế bào bất tử. Đơn giản là chúng không chết khi nào còn nhận được các dưỡng chất từ đơn thể. Ung thư là sự nổi loạn của các tế bào bình thường, lớn dần lên, phân tách ra, di chuyển để chiếm chỗ trong cơ thể. Nhưng các tế bào khác cũng nhận dưỡng chất từ cơ thể tại sao vẫn "có sinh có diệt" còn tế bào ung thư thì lại không? Bí ẩn là từ đây và điều kì diệu cũng xuất phát từ đây. Cơ thể con người là sự hoàn chỉnh tuyệt đối, các tế bào phát triển theo một mật mã nghiêm ngặt, không vội quá mà cũng không chậm quá, có tái tạo và cũng có hủy diệt.

Trong mỗi tế bào đều có một "tolemer" làm nhiệm vụ hạn chế và kiểm soát số lần tự tái tạo của tế bào. Sau mỗi lần tế bào tự tái tạo thì các tolemer lại chết đi một ít, cứ thế cho đến khi nó biến mất thì các tế bào cũng sẽ ngừng phân chia và tự tiêu hủy - đó là sự già đi và cái chết tự nhiên của con người. Nói tóm lại, do có các tolemer mà con người giữ được sự phát triển bình thường, thân xác chúng ta đã được "số hóa", được lập trình từ khi bào thai mới hình thành. Với 46 nhiễm sắc thể trong cơ thể, chúng ta có 92 nhóm bảo vệ mang tên tolemer. Thông thường, trong vòng đời một con người các tế bào sẽ phân chia 70 lần. Để kéo dài tuổi thọ thì phải tìm cách làm cho các tế bào phân chia nhiều hơn, nếu phân chia mãi mãi thì sẽ đạt đến sự bất tử, Và, nếu các tolemer chết đi sẽ làm các tế bào khỏe mạnh của chúng ta chết theo thì tại sao các tế bào ung thư lại không chết?

Như vậy: Việc chữa trị bệnh ung thư và tìm cách kéo dài tuổi thọ của con người "bất tử" có thể được tóm lược theo các lộ trình sau:

- Xác định được nguyên nhân gây bệnh không phải là di truyền mà do cuộc sống của tùy từng người;

- Tìm cách làm giảm đau đớn cho người bệnh trong quá trình điều trị;

- Áp dụng những biện pháp can thiệp công nghệ cao để không chế, loại bỏ khôi u với tỉ lệ đạt cao;

- Tìm ra được hợp chất tolemerase trong tế bào ung thư có khả năng bất tử dù tế bào có tái tạo, có phân chia bao nhiêu lần đi chăng nữa;

- Hướng việc chữa trị ung thư cùng với việc tìm ra các cơ chế hoạt động bất tử của tolemerase để áp dụng vào cho tolemer trong tế bào khỏe mạnh.

Từ cái chết đã phát lộ ánh sáng của sự bất tử. Đây là điều phát hiện thật sự kì diệu nếu các nghiên cứu tiếp theo cho thấy nó đúng hướng. Chờ đợi và hi vọng, giấc mơ về sự bất tử không hẳn đã là một ảo vọng.

BÀI CÙNG NHÓM