Hãy cho biết cảm nghĩ của em về hình ảnh của chú bé giao liên tên Lượm trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu

DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG

A. MỞ BÀI:

Bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc.

B. THÂN BÀI:

- Thương yêu biết chừng nào vóc dáng của người bạn đất Thừa Thiên.

- Nghĩ đến Lượm rồi chạnh nghĩ đến mình.

- Hình ảnh cuối cùng của Lượm làm em chảy nước mắt.

- Những suy nghĩ của em về tư thế chết của Lượm,

C. KẾT LUẬN:

- Em biết ơn nhà thơ.

- Lượm là tấm gương sáng cho tuổi nhỏ của em.

BÀI LÀM

Trong những bài thơ, bài văn trong chương trình Văn học hiện đại, em đã gặp khá nhiều nhân vật nhỏ tuổi. Cu Tí trong Ngày đầu tiên của Cu Tí, đứa con trong bài Những cánh buồm... và hình ảnh gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc nhất về nét đẹp của tuổi thơ vẫn là bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu.

>

Thương yêu biết mấy vóc dáng người bạn nhỏ ở đất Thừa Thiên. Cái vóc dáng “loắt choắt” nho nhỏ, với nước da ngăm đen cứng cáp giữa cánh đồng quê hương qua bốn mùa mưa nắng, có sức lôi cuốn tình cảm của em đến gần với Lượm. Mà đúng thật! Lượm nhí nhảnh, liến thoắng đến dễ thương. Và hình như, Lượm không hề biểu hiện chút gì lo lắng, u sầu. Từ cách đi đứng, “tiếng huýt sáo” ở Lượm toát ra vẻ tươi tỉnh, ngây thơ, trong sáng. Nhưng hình ảnh mà em thích nhất ở người bạn nhỏ này là cử chỉ và cách xưng hô của Lượm với nhà thơ.

- Thôi chào đồng chí! Cử chỉ ấy thật là tự nhiên!

“Cháu đi xa dần” Lời thơ của Tố Hữu lại khơi dậy những cảm xúc khác ở trong em. Lượm đi đâu nhỉ? A, phải rồi, Lượm “đi liên lạc”. Công việc vất vả, hiểm nguy! Không vất vả mệt nhọc sao được khi phải băng từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, không hiểm nguy sao được những lúc Lượm phải:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Nghĩ về Lượm rồi chạnh nghĩ đến mình, em thấy mình chẳng bằng một góc của Lượm! Lượm thật can đảm! Một mình ở nhà trong đêm, em đã sợ tưởng đến phát khóc lên rồi. Huống hồ gì một mình giữa khoảng đồng trống, giữa làn đạn của quân Tây.

Và hình ảnh cuối cùng của Lượm làm em ứa nước mắt bùi ngùi. Sau lằn đạn của quân giặc, Lượm ngã nhào trên đồng lúa, nhưng:

Tay nắm chặt bông.

Tại sao trước khi chết, Lượm có cử chỉ ấy? Có phải Lượm tiếc nuốỉ điều gi? Đau đớn lắm phải không? Lượm nghĩ đến công việc chưa hoàn thành, nghĩ đến cha mẹ, anh chị em?

Em biết ơn nhà thơ đã ghi lại cho chúng em một hình ảnh đáng yêu, đáng kính: Một hình ảnh trở thành tấm gương sáng cho tuổi nhỏ em học tập, dù đất nước không còn chiến tranh.

BÀI CÙNG NHÓM