Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Thơ ca thời đánh Pháp viết nhiều về người lính. Có người lính lam lũ, trấn giữ trời đất, núi sông trong thơ Chính Hữu; có người lính phục kích, bất thần, dũng mãnh truy diệt quân thù trong thơ Khương Hữu Dụng; có người lính thắm tình quân dân trong thơ Hoàng Trung Thông; có người lính quyết tử, bách chiến thắng bách thắng trong thơ Tố Hữu.. Nhưng chưa ở đâu tôi bắt gặp người lính vừa hào hùng, vừa hào hoa như trong Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Người lính Tây Tiến không hiện lên như một đạo quân xông pha trận mạc mà hiện lên như đúng tên gọi của họ: Tây Tiến - người lính hành quân tiến về phía Tây. Năm 1948, ngồi ở Phù Lưu Chanh, náo nức nhớ về "mùa xuân ấy", mùa xuân Tây Tiến phiêu bồng, tráng liệt của mình và đồng đội, Quang Dũng viết:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

Có lẽ nét độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ nó tạo ra được cảm giác "thăm thẳm", "chơi vơi" bao trùm lên tất cả. Khoảng lùi chưa xa, mà tất cả đã kịp lung linh thành kỉ niệm, cùng xôn xao, rộn ràng hiện về. Đọc bài thơ, chúng ta như cùng nao nức hút theo những kỉ niệm, "nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi". Ta gặp được những gì nơi Tây Tiến? Ấy là rừng sâu, núi thẳm, trời xa, trải ra rất rộng và dựng lên rất cao... Những nét vẽ hoành tráng và tài hoa. Một nét tả thung sâu, một nét tả núi cao, một nét tả thác chiềư.. ba mảng, mảng nào cũng dữ dằn, gân guốc. Nhưng rõ ràng, Quang Dũng không chỉ tả cảnh. Trong cái nền không gian bao la, hùng vĩ của núi rừng và âm vang ghềnh thác của suối nguồn sông Mã, Quang Dũng đã làm sống dậy hình tượng người lính hành quân vượt lũng, xuyên sơn, ẩn hiện trong bong ngàn, bong non, bóng chiều Tây Bắc. Đoàn quân Tây Tiến cứ đi, dau chan vệ quốc in bóng nơi đây như dấu tích trầm mặc, kiêu hùng:

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lèn cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi..."

Ta cảm nhận được cái gì thật tàn khốc, dữ dội trong cái lầm lũi, nhọc nhằn, giữa những cuộc hành quân như thế. Không một tiếng súng nổ, không có bóng quân thù, chỉ có núi dốc, sương tối với mưa chiều, thác gầm.. Người lính đối mặt với dốc đá cheo leo, núi rừng hiểm trở, nước độc ngàn thiêng... Theo những dấu chân người lính, tâm hồn người đọc như bị cuốn theo cái khúc khuỷu, thăm thẳm của đèo dốc, cái cheo leo, ngất ngưởng của thác ghềnh, để rồi lên tới đỉnh cao của núi ta lại rơi vào cái chơi vơi, lâng lâng khi theo tầm mắt người lính bắt gặp cải mênh mang, mờ mờ của "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Nơi ấy có những ngôi nhà sàn chìm lấp trong màn mưa, xa mờ khuất lấp. Người lính Tây Tiến không bị cái gian khổ của cuộc hành quân làm già đi. Họ vẫn có nét tếu táo rất lính khi nhìn thấy hình ảnh "súng ngửi trời". Có điều gì thật gần gũi, quen thuộc khiến ta nhớ câu thơ "Đầu súng trăng treo" của Chính Hữu. Có gì lạ đâu, họ đều là những người lính, đã từng tham gia chiến đấu và giờ đây trong cái không gian trong, đầy, có bề rộng, bề cao, bề sâu, nơi kí ức, quá khứ vừa oanh liệt, vừa êm đềm sống dậy nghiêng ngập cả hồn thơ. Người lính Tây Tiến vừa rất hào hùng, vừa rất hào hoa. Họ mang trong mình cái ý chí của Kinh Kha ngày xưa:

"Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn

Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn"

Họ có cái kiêu bạc, lạnh lùng, bất chấp những hiểm nguy nhìn thấy trước mắt, ấy là những "mồ viễn xứ" nằm rải rác nơi biên cương, họ dường như coi "Chí nhớn chưa về bàn tay không" là động lực thúc đẩy những bàn chân. Dẫu có lúc lời thơ chùng lại, trầm hẳn xuống:

"Anh bạn dãi dầu không bước nửa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

... Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi"

Đoàn quân Tây Tiến hiện lên không có cái hào nhoáng, rực rỡ. Tữ những lời thơ rất thật của Quang Dũng, người đọc nhìn thấy nét mệt mỏi, ủ rũ thậm chí "thảm hại" của đoàn quân. Nhưng đó là cái "thảm hại" bởi gió gội, nắng cháy, mưa dầm, của rừng thiêng nước độc phủ lên mình họ. Trong mỗi người lính Tây Tiến vẫn cháy rực ý chí "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" và cứ thế đoàn quân lại lên đường:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm"

Người lính Tây Tiến - thật thiếu hụt nếu ta chỉ nhìn thấy ở họ qua những nét lam lũ rạch ròi, gân guốc, mạnh mẽ, can trường, ơ họ còn có những vầng sáng lung linh trong kí ức, có nét đa tình, lãng mạn, bay bổng, là đời sống tình cảm dạt dào vốn thường bị che phủ một cách không tự giác hoặc cố ý vì nhiều lẽ. Ta chỉ biết rằng những nét mềm mại trong tâm hồn người lính chắc chắn đã tạo nên thế cân bằng trong tâm lí và giúp họ có thêm sinh lực vượt qua lắm nỗi gian truân phía trước. Quang Dũng đã rất thành công trong việc tạo dựng lên những hình ảnh thơ đối lập. Đó là hình ảnh "đoàn quân mỏi" vẫn ngỡ ngàng nhận ra "hoa về trong đêm hơi"; Nếu như "sương lấp" nặng nề, lạnh lùng, đe dọa bao nhiêu thì "hoa về" lại nhẹ nhõm, tươi tắn, ấm áp bấy nhiêu. Tương phản với những câu thơ gập ghềnh, những thanh trắc để diễn tả hết cùng bậc của sự vất vả suốt chặng đường hành quân "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" và "Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" gây cho ta cảm giác chóng mặt, là một câu thơ toàn thanh bằng thể hiện niềm cảm xúc da diết khi từ điểm dừng chân nơi cao ngút ngàn nhìn xuống: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".

Đó là những chiều đang chìm đắm trong tiếng thác gầm oai linh lại chợt nhớ về "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi". Những "Mai Châu"; những "em"; những "nếp xôi" hòa lẫn vào nhau trong niềm nhớ bâng khuâng xa xôi, ngọt ngào. Niềm xúc động trào dâng tưởng chừng không nén nổi, làm giọng thơ bồi hồi khôn tả. Đó là những đêm "hội đuốc hoa" rực rỡ với âm thanh và màu sắc. Nếu như ở phần đầu của bài thơ chủ yếu nói về cái khắc nghiệt, dữ dội của hoàn cảnh thì đến đoạn thơ:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa".

Lại nhấn mạnh đến chất thơ đậm đà của núi rừng Tây Bắc. Đoạn thơ thực sự khơi mở những tâm hồn người lính hào hoa. Trong gian khổ, họ vẫn vui tươi, vẫn trẻ trung và tình tứ với tiếng reo "kìa em", "em là ai?". Đó có thể là một "bónậ hồng" sơn cước, có thể chỉ là những chàng lính thủ vai. Nhưng điều đó chang quan trọng, bởi người lính ở đây hiểu rõ giá trị của những giây phút đời người được chứng kiến một "man điệu" kì ảo trong tiếng khèn dìu dặt, như hơi thở chở hồn phiêu diêu đến tận nước Lào. Họ mơ mộng biết bao khi không bỏ qua đường nét của những bông lau đơn sơ, phơ phất như đượm hồn của ngàn xưa. Hình ảnh những bông lau trắng tựa như những chiếc khăn vẫy chào tiễn biệt đoàn quân của núi rừng Tây Bắc. họ không quên bóng dáng uyển chuyển hoặc cô đơn của người chèo độc mộc, không bỏ qua những cánh "hoa đong đưa" như muốn làm duyên trên mặt nước chòng chành. Có thể nói tâm hon người lính được xây đắp bằng nhạc, bằng thơ, bằng họa. Người lính Tây Tiến vừa hiện lên trong VOC dáng hùng dũng, oai nghiêm của một tráng sĩ phút chốc trở thành thi sĩ. Những đợt sóng kí ức ỵừa đan xen, vừa bàng bạc một sắc thái nhớ nhung, dịu dàng, thao thức. Ân tượng nhất vẫn là bốn câu thơ:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Chắc hẳn Quang Dũng phải rất hiểu tâm hồn đồng đội, hiểu thấu những hi sinh lớn lao của bạn bè mình nên câu thơ mới có niềm trăn trở đến thế. Chẳng phải thế sao? Bốn câu thơ trên không thể hiện tâm trạng bùi ngùi thường tình mà thể hiện niềm cảm khái của tác giả vễ cái chết. Xót xa nhiều nhưng không bi lụy. Rắn rỏi mà thông cảm sâu xa. Lời thơ tưởng như khô khan mà thương tiếc vô bờ. Ngẫm nghĩ về cái chết của đồng đội, người ta lớn cao thêm và cũng trầm tĩnh, kiên quyết thêm rất nhiều. Những người lính Tây Tiến không phải là những nạn nhân, những con tốt đen vô danh, vô nghĩa trên bàn cờ trận mạc. Họ là những chủ thể đầy ý thức của lịch sử biết sống đẹp, biết mơ ước, biết hi vọng và biết hiến dâng cả "đời xanh" cho tổ quốc khi cần. Các anh đã "về đất", đất Mẹ không lạnh lùng mà dang tay đón nhận. Hiện thực tàn khốc của chiến trường hiện lên qua lăng kính nâng lên tầm bi tráng, nỗi đau mất mát càng thêm mênh mông và sự "chẳng tiếc đời xanh" càng thêm ý nghĩa lớn lao. Tiếng gầm của sông Mã đổ xuôi và được tiếp âm trong lòng người sống. Đó là lời thay mặt của núi rừng tổ quốc "gầm" lên tiếng chào vĩnh quyết, trầm hùng. Phần "vĩ thanh" của bài hành Tây Tiến gồm bốn câu như muốn tiếp tục cuộc hành trình của kí ức vượt qua dấu chân của đoàn quân lừng tiếng:

"Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi"

Hai câu trên nhắc lại lời hẹn ước của đoàn quân Tây Tiến, khẳng định thêm ý chí "Chí nhớn chưa về bàn tay không" thuở lên đường. Hai câu dưới như một lời tự nhắc nhở, vừa như một lời duyệt lại của kí ức để đi đến quyết định: không thể quên những chặng đường đã qua. Người lính trong Tây Tiến mang tiếng lòng của những chàng trai đô thành, không ít những người đã hi sinh, nhưng con đường Tây Tiến vẫn ngược lên và mở ra thăm thẳm. Tôi chợt nhớ đến những lời thơ của Vũ Quần Phương:

"Năm tháng qua đi

Người chết chẳng làm phiền người sống

Rồi tất cả sẽ rơi vào quên lãng..."

Đọc "Tây Tiến", chúng ta cảm nhận được rất sâu sắc tình đồng đội gắn bó keo sơn giữa những người đang sống và những người đã chết. Quang Dũng đã "cúi đầu nhận nợ tháng năm xa" (Thơ Vũ Quần Phương), viết lên khúc độc hành Tây Tiến như một nén nhang thơm thắp cho hương hồn những người đã khuất, đánh lên tiếng "gọi đàn" thăm thẳm dạo nào. Có người thích "Đồng chí" của Chính Hữu, có người yêu "Nhớ" của Hồng Nguyên, có người say mê "Lên Tây Bắc" của Tố Hữu, riêng tôi, tôi chọn cho mình một "Tây Tiến" hào hùng và hào hoa.

Giờ này hồn thi nhân đang lang thang nơi đâu? Hẳn ông đang du ngoạn thảnh thơi giữa mây trời, non nước xứ Đoài yêu dấu? Hay làm một đám "mây đầu ô mây lang thang"? Ông có biết chăng khúc độc hành Tây Tiến vẫn ngân vang trong lòng người đọc qua bao thế hệ như tiếng cồng thiêng của núi rừng Tây Bắc?

BÀI CÙNG NHÓM