Đề bài:
Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại...”. Bằng việc phân tích tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn em hãy chứng minh ý kiến trên
Bài làm:
Truyện ngắn “Sông chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Có ý kiến cho rằng: “Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tôn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khố của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại...”. Nhận xét này đã góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.
Tác phẩm có một nhan đề thật hay: ‘Sống chết mặc bay”. Nhan đề này gợi cho người đọc không ít những thắc mắc. Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc củạ dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tình mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu một phần bởi nó tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Một phần bởi chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sông chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình.
Tác phẩm lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX... giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hôi hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm.Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đốii tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại...”.
Trời tôi đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lây đê. Cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, "quan phụ mẫu" uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: "Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khôn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”. Hai hình ảnh hoàn toàn đôi ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc.
Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuôi sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: "Đê vỡ mất rồi", quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày" rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài!
Qua từng cặp đoạn văn miêu tả cảnh dân - quan, ta thấy cuộc sống nhân dân thậm khổ, sự sống mong manh, người dân phu cực nhọc điêu linh; bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đôi với dân.
“Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại...”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà. Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mạng của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.