Giới thiệu bài văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung

Đất nước ta từ ngàn đời nay vốn là mảnh đất văn hiến. Từ quan đên dân, ai ai cũng trọng chữ nghĩa, học vấn. Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày nay còn lưu lại những bài văn bia nổi tiếng thể hiện ý chí học tập của kẻ sĩ, vai trò của người hiền tài đối với một quốc gia. Bài văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thần Nhân Trung là một bài vãn bia tiêu biểu cho ý nghĩa ấy.

Thân Nhân Trung sinh năm 1418, mất năm 1499, tên chữ là Hậu Phủ, người Yên Ninh, Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469. Thân Nhân Trung từng là Tao đàn Phó Nguyên suý trong Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng lập. Ngoài bài văn bia này ông còn sáng tác thơ.

Bài trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia này nằm trong tác phẩm có tên là Bài kí đề danh tiên sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba, một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu, Hà Nội.

Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại, hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. Bia có ba loại chính: bia ghi cồng đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiên trúc và bia lăng mộ. Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba thuộc loại văn bia đề danh, ghi công đức. Bia ghi công đức thường có phần tựa nêu lên lí do, quá trình làm bia; có phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia (viết bằng văn xuôi) và phần minh (viết bằng văn vần). Dần dần, phần tựa hoặc kí trở thành nội dung quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan điểm của người dựng bia. Bài văn bia này giữ vai trò như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu.

Việc dựng bia “đề danh tiến sĩ” ở Văn Miếu nhằm những mục đích vô cùng tốt đẹp: Để lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng, đề caọ hiền tài của “thánh minh”; để kẻ sĩ trông vào những gương hiền tài được lưu danh mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Việc lưu danh bia đá không những để nêu gương mà còn để nhắc nhở và kêu gọi kẻ sĩ tự rèn đức luyện tài, công hiến cho đất nước.

Việc lập bia lưu danh tiến sĩ là việc làm hết sức có ý nghĩa: kẻ ác lấy đó mà răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

Bài văn bia này được Tiến sĩ Thân Nhân Trung viết năm 1484, thời Hồng Đức. Trước phần trích có một đoạn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428 - 1484), tuy các vua Lê thuở ấy đều chú ý bồi dưỡng hiền tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ. Sau phần trích là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất.

Đoạn trích được chia làm hai phần. Phần một từ Tôi đầu nông cạn... cho đến ...làm đến mức cao nhất. Phần này nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước. Phần hai bao gồm phần còn lại nhằm nêu ý,nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.

Kết cấu đoạn trích có một số điểm đáng lưu ý. Mà đầu đoạn văn tác giả khẳng định vị trí “nguyên khí” của người hiền tài đối với quốc gia và kết thúc cũng khẳng định vai trò “củng cố mệnh mạch cho nhà nước”. Đây là lối kết cấu đồng tâm, nhằm nhấn mạnh vai trò của người hiền tài đốì với quốc gia và khẳng định mục đích của việc dựng bia đề danh Khẳng định Hiền tài là ngụyèn khí của quốc gia, tác giả đã phân tích vaí trò của người hiền tài đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng chỉ rõ mục đích tốt đẹp của việc đề danh tiến sĩ.

Tác giả nói đến hiền tài là để chỉ những người có tài cao, học rộng vă có đạo đức. Hiền tài là nguyên khí, nghĩa là khẳng định những người có tài cao, học rộng và có đạo đức chính là khí chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.

Mối quan hệ giữa hiền tài đối với vận mệnh đất nước là vô cùng mật thiết. Người hiền tài có vại trò quyết định đến sự thịnh - suy của một đất nước, hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu. Như vậy, muốn cho nguyên khí thịnh, đất nước phát triển thì không thể không chăm chút, bồi dưỡng nhân tài.

Nghệ thuật diễn đạt mà tác giả sử dụng đã làm nổi bật vai trò, mối quan hệ mật thiết của người hiền tài đốì với quốc gia. Chẳng hạn phép lập luận đối lập: ... nguyên khí thịnh thỉ thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Hay phép liệt kê, trùng điệp đốì lập cũng được dùng một cách hiệu quả: kẻ ác lấy đó mà răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

Bài văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ có tác dụng khuyến khích cho giáo dục phát triển. Với ý nghĩa ấy, vượt ra khỏi khuôn khổ một bài vãn bia thông thường, bài kí đã trở thành một tác phẩm văn học có giá trị lâu bền.

BÀI CÙNG NHÓM