Suy nghĩ của anh (chị) như thể nào về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

1. Khái quát vấn đề

- Gợi ra vấn đề.

+ Trong cuộc sống đang bộn bề. biến chuyển hàng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cân đên một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức.

- Đưa ra vấn đề.

+ Ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tưorng lai. là người kế thừa công cuộc phát triên đât nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình.

- Báo phải làm gì.

+ Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học không đúng với khả năng của mình, và điêu này đã tạo điêu kiện cho một “căn bệnh" xâm nhập vào học đường hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.

+ Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử.

2. Giải thích

- Tiêu cực trong thi cừ: Là những hành vi gian lận trong thi cử như: thí sinh mang những tài liệu hoặc những thiết bị không được cho phép vào phòng thi.
- Bệnh thành tích trong giáo dục: Là hiện tượng chạy theo những danh hiệu thi đua của giáo viên, học sinh, các lớp, các trường và các phòng ban thuộc ngành giáo dục... gây nên hiện tượng điểm ảo. thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ.

3.Thực trạng

- Căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhà trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp mà cho điểm ảo. 

- Phụ huynh vì muôn con em mình là học sinh giỏi, học sinh thì muôn lên lớp, có danh hịêu mà không cần phải tốn sức học bài. Vì những lí do đó mà ngày nay mới có hiện tượng chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng.

+ Đối với các vị phụ huynh, chắc chắn rằng chẳng ai muốn con mình học kém hay học mà không có chất lượng. Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hi vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Vì thế, chẳng có lí do gì họ lại mong muốn nhận sự giả dổi từ kết quả học tập của con em mình.

+ Tuy nhiên, dửng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kì thi. có một tẩm bang đề tìm việc sau này.

- Dẫn chứng.

+ Đầu năm 2006. tại trường trung học cơ sở Trần Phú, huyện miền núi Sông Hinh tinh Phú Yên đã phát hiện hai mươi sáu học sinh lớp sáu đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng vẫn cứ được lên lớp.

+ Trong những kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, hiện tượng mang tài liệu vào phòng thi, tài liệu vất trắng cả sân trường sau buổi thi đã từng được báo chí đề cập tới.

4. Nguyên nhân

- Học sinh học kém nhưng vẫn mong có tiếng là "học giỏi ”.

- Thầy cô muốn có tiếng tăm là "thầy giỏi ",

- Nhà trường, các phòng ban muốn có thành tích nhưng không có thực lực.

- Căn bệnh "thành tích ” xuất hiện nham đáp ứng nhu cầu đó.

5. Hậu quả

- Đây là hiện tượng xấu để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho ngành giáo dục.

+ Đối với học sinh: tạo cho học sinh tâm lí ỷ lại; không phát huy được năng lực học tập, không có động lực học. không tiếp thu được tri thức, ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học.

+ Đối với giáo viên: đánh mất lương tâm nghề nghiệp; không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học.

+ Đối với ngành giáo dục: nền giáo dục trì trệ, chậm phát triển.

6. Giải pháp chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

- Tất cả cần nhận thức đây là việc làm cần thiết mang lại lợi ích cho ngành giáo dục, tạo kỉ cương trong môi trường sư phạm.

- Đối với học sinh: phát huy năng lực học tập, bỏ đi tính ỷ lại, học sinh không còn tình trạng “chọi nhau” trong các ki thi tập trung.

- Đối với giáo viên: sẽ không còn những việc làm không đúng với lương tâm. cố gắng tìm tòi phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện kiểm tra. đánh giá đúng năng lực của học sinh.

- Phê phán những hành vi tiêu cực trong thi cừ và bệnh thành tích trong giáo dục.

7. Bài học

- Rút ra bài học cho bản thân và kêu gọi mọi người nói không với bệnh "thành tích”. Tương lai do mình quyết định, hãy sống như thế nào để không hổ thẹn với mình với những thành quả mình đạt được trong học tập.

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xứng đáng với lời Bác dặn: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn công học tập cùa các cháu, hãy quyết tâm đẩy lùi căn bệnh "thành tích”.

BÀI CÙNG NHÓM