Ra đời như một nhân chứng cho lịch sử Việt Nam giai đoạn trước nãm 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán đã đánh dâu sự xuất hiện của mình bằng rất nhiều các tác giả với những tác phẩm tiêu biểu. Cùng với trào lưu văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán đã làm phong phú tăng thêm độ dày cho lịch sử và giá trị của nền văn học Việt Nam.
Chủ nghĩa hiện thực phê phận là một khuynh hướng sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực - một khuynh hướng thẩm mĩ không tìm đến những thế giới xa lạ khác mà hướng tới đời thực, phát hiện ra bản chất của cuộc sống. Là một khuynh hướng sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực nhưng chủ nghĩa hiện thực phê phán chưa được ý thức bởi ý thức hệ mới: ý thức hệ tư sản vì vậy nên khuynh hướng chủ đạo thiên về cảm hứng phê phán xã hội phong kiến tư sản đồng thời đề cao trân trọng quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cũng do sự hạn chế của ý thức hệ, các tác phẩm thuộc trào lưu này chưa nhìn thấy được sức mạnh, bản chát cách mạng của quần chúng nhân dân mà thường hay cái nhìn bi quan thậm chí bế tắc về tương lai, tiền đồ của lực lượng cơ bản này trong xã hội.
Thực ra, có thể nói, khuynh hướng hiện thực phê phán đã xuất hiện từ lâu trong văn học Việt Nam bởi suy cho cùng, sáng tác văn học được chi phối bởi qui luật: Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, văn học phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên, trong vàn học trung đại, do bị chi phối bởi quan niệm văn chương, quan niệm thẩm mĩ và thi hiếu thẩm mĩ thời đó nên hiện thực được phản ánh trong văn học trung đại mang tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu hóa... Song điều đó không hề ngăn cản sự xuất hiện của khuynh hướng hiện thực trong sáng tác nhất là đối với những tên tuổi như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương... Đến đầu thế kỉ XX, dòng văn học công khai đã hình thành bước đầu theo hai khuynh hướng lãng mạn và hiên thực. Chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn này tuy đã được kế thừa từ trong truyền thống .văn học nhưng chưa thật thành công. Chỉ đến những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam mới phát triển thành một trào lưu văn học trong tương quan với các tổ chức và các khuynh hướng văn học khắc. Có thể chia trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn này thành ba chặng chính:
Giai đoạn 1930 - 1945 có thể coi là giai đoạn định hình của trào lưu văn học này. Văn học phát triển tương đôi phong phú và đa dạng ở hầu hết các thể loại. Phóng sự tết thành công gắn với tên tuổi của Vũ Trọng Phụng (Cạm bẫy người, Cơm thày cơm cô...), Tam Lang (Tập phóng sự Tôi kéo xe)... Truyện ngắn và tiểu thuyết cũng đóng dấu với sự xuất hiện đặc biệt của Nguyễn Công Hoan. Thơ ca hiện thực gắn với những sáng tác của Tú Mỡ... Vì mới chỉ là giai đoạn định hình nên văn học hiện thực phê phán thời kì này vẫn chưa tái hiện được không gian hiện thực rộng lớn trong xã hội thời đó mà mới chỉ tập trung vào những mảng hiện thực của đô thị trong quá trình “thực dân hóa”. Giai đoạn này văn học cũng chưa khắc họa được rihững hình tượng nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình.
Sau giai đoạn khởi động, từ 1936 đến 1939, văn học hiện thực phê phán phát triển rực rỡ, đạt đỉnh cao. Xuất hiện hàng loạt các tên tuổi, các tác gia văn học lớn cùng các tác phẩm xứng đấng được coi là kiệt tác như Vũ Trọng Phụng (Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê), Ngô Tất Tố (Tắt đèn, phóng sự Việc làng), Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Nguyên Hồng (Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu)... Văn học hiện thực phê phán đã tái hiện được một không gian hiện thực rộng lớn bao gồm cả thành thị và nông thôn. Các tác phẩm thuộc chặng này đã vươn tới đỉnh cao cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Cũng trong gia đoạn này văn học xây dựng được những điển hình nghệ thuật sắc sảo: điển hình về bộ mặt giai cấp phong kiến thông trị, điển hình về người nông dân và cả điển hình về chân dung một lớp người trong xã hội Âu hóa.
Bước sang giai đoạn 1940 - 1945, trong trào lưu văn học hiện thực phê phán vẫn tiếp tục phát triển. Vượt qua quan niệm cho rằng đây là giai đoạn văn học hiện thực phê phán bước vào thoái trào. Văn học hiện thực phê phán tiếp tục phát triển ở một tầm cao và một chiều sâu mới. Tuy cũng có những sự mất mát nhất định (Vũ Trọng Phụng qua đời, Ngô Tất Tố chuyển sang viết báo và nghiên cứu Nho giáo) nhưng văn học cũng có sự xuất hiện mới đủ sức thay thế các cây bút cũ với các tác giả như Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Mạnh Phú Tư... Đặc biệt ở một số cây bút tài năng như Nam Cao, Tô Hoài, mặc dù không có những tác phẩm qui mô, đồ sộ nhưng bằng tài năng nghệ thuật đã phát hiện những vấn đề mới trong đời sống hiện thực, mang đến những tác phẩm thực sự có giá trị. Điều đáng chú ý là do tác động của nhiều nguyên nhân (ánh sáng của Đề cương văn hóa, tổ chức Hội văn hóa cứu quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, ảnh hưởng của Việt Minh...) đã khiến nhiều tác phẩm văn học hiện thực có những dự cảm về một cuộc đổi đời của dân tộc mặc dù còn rất mơ hồ. Văn học giai đoạn này có những bước tiến trong việc phản ánh bản chất hiện thực đời sống. Với một số cây bút xuất sắc như Nam Cao, Tô Hoài,... những đề tài trước đó (cuộc sống của người dân Việt Nam trong xã hội thực dân, phong kiến nông thôn và thành thị) được đi vào khai thác với nhưng nét mới: đi vào tìm hiểu hậu quả do hiện thực đó gây ra, con người bị tha hóa, bị lợi dụng, bị xô đẩy ngày càng đẩy xa rời tính người.
Có thể nói, trào lưu văn học hiện thực phê phán đã có những đóng góp lớn cả về mặt nội dung và hình thức. Các tác phẩm văn học giai đoạn này đã đóng góp cái nhìn phê phán đối với thực dân, phong kiến cũng như đồng cảm với nỗi thống khổ của người dân lao động. Các sáng tác cũng đồng thời góp phần vào quá trình hiện đại hóa nền vãn học, mang đến cho văn học Việt Nam những phong cách nghệ thuật nổi bật, các điển hình văn học còn lại mãi với thời gian. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, trào lưu văn học hiện thực phê phán cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Do chưa được sự chi phối của ý thức hệ tư tưởng mới cho nên hầu hết các tác phẩm văn học thuộc trào lưu này chưa có được cái nhìn tin tưởng vào tương lai vào sức mạnh, khả năng cách mạng, vào một cuộc đổi đời của giai cấp. Các tác phẩm vì thế mà kết thúc hầu hết mang màu sắc bi quan. Điều này sẽ được khắc phục trong trào lưu văn học cách mạng vô sản. ở những giai đoạn sau. Lí do để chúng ta khẳng định văn học giai đoạn này không phải đang bước vào thoái trào mà là sự chuẩn bị cho những bước tiến mới.
Trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 với những chặng đường phát triển cùng những thành tựu và hạn chế đã một lần nữa chứng minh cho qui luật vận động và phát triển tất yếu của văn học. Trong sự tương tác với văn học lãng mạn, trào lưu hiện thực phê phán thực sự là một bước đánh dấu cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam.