"Kĩ năng... nhiều”. (Theo Phrít-men, thế giới phẳng-Friedman, NXB Trẻ, 2005). Nghĩ về lời khuyên của Phrít-men về vai trò của "phương pháp học" đối với mỗi con người trong thế giới hiện đại

Đề bài:

"Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng "học phương pháp học” - nghĩa là thường xuyên tiết thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới... Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều”.

(Theo Phrít-men, thế giới phẳng-Friedman, NXB Trẻ, 2005)

Nghĩ về lời khuyên của Phrít-men về vai trò của "phương pháp học” đối với mỗi con người trong thế giới hiện đại.

Bài làm:

Với mười nhân tố làm phẳng và ba sự hội tụ, Phrít-men đã khiến độc giả nhìn nhận mọi thứ theo một nhãn quan mới. Cuốn sách “Thế giới phẳng” của ông giúp chúng ta có thể tìm thấy tương lai của chính minh trong đó, để từ đấy xác định rõ hơn mục tiêu học tập và khởi nghiệp, làm việc và công hiến. Bàn về vai trò của “học phương phảp học” đối với mỗi con người trong thế giới hiện đại, Phrít-men đã đưa ra lời khuyên vô cùng hữu ích: “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà hạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học” nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới... Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiện thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều”. Sau đây, bài viết sẽ đi sâu phân tích lời khuyên của Phrít-men, góp phần làm sáng tỏ vai trò của việc “học phương pháp học”.

Trước tiên, chúng ta cần biết, phương pháp nói chung là các cách thức được sử đụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm.

Vậy phương pháp học là gì? Tại sao “học phương pháp học” lại là kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng ta cần có trong một thế giới hiện đại?

Thế giới hiện đại được Phrít-men đề cập đến trong cuốn sách của mình là một “thế giới phẳng”. Đó là một thế giới chịu sự tác động của toàn cầu hóa theo ba kỉ nguyên phát triển chủ yếu. Trong cuốn sách “Thế giới phẳng”, Phrít-men nhân mạnh đến sự phát triển toàn cầu hóa giai đoạn từ những năm đầu của thế kỉ 21 khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kĩ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước. Mười nhân tố làm phẳng thế giới được Phrít-men nêu trong cuốn sách, đó là: “Sụ sụp đổ cửa bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 và sự lớn mạnh của phần mềm Windows" đã “làm nghiêng cán cân quyền lực” về tay những ai cố súy hướng phát triển thị trường tự do và cách quản lí từ cơ sở lên trung ương chứ không phải theo hướng ngược lại. Nhân tố làm phăng thứ hai là “sự ra đời của trang Web” với sự xúất hiện của mạng toàn cầu với WWW vào năm 1991 do ông Tim Berners—Lee thiết kế, đã giúp các nhà khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu và giúp người ta truy cập thông tin nhanh hơn bao giờ hết. “Phần mềm xử lý công việc” là một nhân tố làm phẳng khác, nó chia nhỏ công việc ra thành các công đoạn khác nhau và cho phép các cá nhân thực hiện ở mọi nơi trên thế giới. “Tải lên mạng và mã nguồn mở” do cộng đồng phát triển đã giúp các cá nhân có nhiều tiếng nói và được lắng nghe hơn bao giờ hết. Nhân tố làm phẳng thứ nãm là “thuê làm bên ngoài”, một hoạt động thuê lao động nước ngoài thực hiện một số công đoạn mà mình không thể thực hiện được và sau đó gắn kết quả thực hiện vào dây chuyền sản xuất chung của mình. Tận dụng vào nguồn-lao động có kĩ năng cao và rẻ tiền cộng với sự chênh lệch múi giờ ở các nước đang phát triển, các nước phát triển có thể khai thác năng lực trí tuệ của các công nhân tri thức ở đây. Một nhân tố làm phẳng khác là “chuyển sản xuất ra nước ngoài”, nó là quy trình di chuyển cơ sở sản xuất đến những nước có lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn dưới sự bảo hộ của các quy tắc thương mại quốc tế. Nhân tố thứ bảy là “chuỗi cung”, một phương pháp cộng tác theo chiều ngang giữa các nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng với chi phí vận chuyển thấp nhất trong thời gian ngắn nhất và đáng tin cậy nhất. “Thuê làm bên ngoài" là một phương thức hợp tác nằm ngoài tầm quản lí của chuỗi cung khi nó có thể làm đồng bộ hóa các chuỗi cung bằng các công tác hậu cần cần thiết. Nhân tố thứ chín liên quan đến việc “cung cấp thông tin”, các công cụ giao tiếp điện tử đã thu hẹp trái đất hình cầu này lại, khi từng cá nhân có thể giao tiếp với các cá nhân khác mà họ chưa bao giờ biết đến. “Các nhân tố xúc tác” khác cũng góp phần làm phẳng thế giới. Các nhận tố của nhóm này gồm có: công nghệ thông tin; mã nguồn; công nghệ liên lạc thông qua mạng; khă năng đàm thoại video; công nghệ đồ họa; ứng dụng các thiết bị không dây.

Sở dĩ bài viết phân tích những nhân tố khiến thế giớ trở nên phẳng trong cuốn sách của Phrít-men là bởi khi mười hay một số tác nhân cùng đồng thời diễn ra, các cá nhân dường như chịu sự tác động của toàn cầu hóa theo một chiều hướng khác.

Tiến trình này không chí là sự trao đổi hay giao tiếp đơn thuần giữa các chính phủ hay các tập đoàn kinh tế mà là sự tương tác giữa các cá nhân dẫn đến sự thay đổi vai trò của mỗi người trong cộng đồng quốc tế. Hiểu được thế giới đang thay đổi thế nào, mỗi cá nhân sẽ biết mình phải có những kĩ năng và kiến thức cần thiết để gia nhập tiến trình phát triển này.

Từ những phân tích trên, có thể thấy ngay việc tiếp cận tri thức trong một thế giới hiện đại là điều không đơn giản nếu chúng ta không tìm được phương pháp học đúng đắn. Vai trò của việc “học phương pháp học” là giúp cho con người có được công cụ cần thiết để tích lũy kiến thức một cách hiệu quả nhất. Nó đem lại những giá trị riêng cho mỗi người, giúp chúng ta không bị lạc hậu trong tiến trình phát triển chung. “Học phương pháp học” là tìm ra những phương thức sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả nhất. Đối với mỗi công việc khác nhau chúng ta có thể áp dụng phương pháp học khác nhau sao cho phù hợp với tính chất mà công việc đó yêu cầu. Tuy nhiên ta cũng có một công thức chung cho phương pháp học, đó là các nhân tố tâm trạng; sự hiếu biết; nhắc lại; hấp thụ; mở rộng và ôn lại.

Những nhân tố trên được hiểu lần lượt như sau:

Tâm trạng: hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học. Chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.

Sự hiểu biết: Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần hãy đánh dấu lại. Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được.

Nhắc lại: Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn đã học sang ngôn ngữ của bạn.

Hấp thụ: Quay trở lại với cái lúc nãy mà bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện. Có thể tham khảo thêm các tài liệu khác (một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của những người đã hiểu vấn đề này) nếu bạn vẫn không hiểu được.

Mở rộng: Trong bước này hãy đặt ra ba câu hỏi có liên quan đến những gì bạn vừa học: Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gi? Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị? Tôi sẽ phải làm như thế nào để vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với những người khác?

Ôn lại: Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành, xem xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.

Ngoài những nhân tố trên đây, để có phương pháp tốt nhất cho việc học của mình, bạn phải thường xuyên cập nhật “những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để là những công việc mới”. Nói như vậy có nghĩa là, những công việc quen thuộc mà bạn đang làm hàng ngày vẫn được áp dụng theo một phương thức cũ nào đó. Nếu bạn chỉ áp dụng một phương thức cũ chắc chấn sẽ không đem lại hiệu quả cao bằng việc bạn luôn tìm tòi những phương thức mới tiến bộ hơn để thay thế phương thức cũ. Đối với những công việc mới, tất nhiên chúng ta càng phải tìm cách tiếp thu những phương pháp mới phù hợp với yêu cầu mà công việc đặt ra. Những kiến thức mà chúng ta có hôm nay, ngay ngày mai nó có thể trở nên lỗi thời. Vì vậy, chỉ có không ngừng học hỏi và tiếp nhận những “phương pháp học” mới mới giúp ta không bị tụt hậu trong tiến trình phát triển của thế giới hiện đại.

Tôi xin trích dẫn một vài thói quen có ích cho quá trình học tập nhằm góp phần giúp các bạn “học phương pháp học” tốt hơn:

Tự có trách nhiệm với bản thân: Trách nhiệm có nghĩa là nhân thức được rằng để thành công bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn.

Phái biết đặt bản thân và những giá trị của bản thân vào vị trí trung tâm. Đừng để bạn bè và người khác áp đặt cho bạn điều gì là quan trọng.

“Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình. Đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.

Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn.

Hãy luôn coi mình là người chiến thắng. Dù đó là vì lợi ích của bât kì ai, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và công hiến hết mình.

Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề. Nếu như bạn không hiểu tài liệu viết gì bạn không nên chỉ đọc lại, hãy thử một cách nào khác như hỏi những người xung quanh hoặc tra cứu những tài liệu khác.

Cuối cùng là luôn phải thử thách chính mình. Bởi bằng lòng với bản thân có nghĩa là bạn đang dậm chân tại chỗ thậm chí dần trở nên lạc hậu.

Tất nhiên, để “học phương pháp học” tốt không chỉ dựa vào những nhân tố cũng như những thói quen có ích trên đây. Khả năng, tiếp nhận tri thức ở mỗi người là khác nhau vì vậy mỗi người sẽ có phương pháp học không giống nhau. Bạn cần tìm ra giải pháp phù hợp với năng lực bản thân và luôn nỗ lực vươn tới để trở thành một người hoàn toàn có khả năng đứng trên “thế giới phẳng”.

Nhìn chung, “Thế giới phẳng” là một cuốn sách hay, thể hiện được kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm về kinh doanh, ngoại giao của một nhà báo quốc tế lão luyện. Cuốn sách đã giúp độc giả có sự thay đổi nhãn quan đối với thế giới hiện đại. Phrít-men đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích đối với con người khi sông trong một thế giới phẳng. Lời khuyên về kĩ năng học phương pháp học” là một lời khuyên đặc biệt quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những con người đang và sẽ làm chủ thế giới hiện đại.

BÀI CÙNG NHÓM