Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

HƯỚNG DẪN

1. Truyện cổ tích Tấm Cám có thể chia làm hai phần lớn. Phần 1: Thân phận của Tấm và con đường đến với hạnh phúc của cô. Phần 2: Cuộc đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Hoặc có thể chia thành bốn phần nhỏ như sau:

- Phần 1 (Từ đầu đến “vào một việc gì”): Ở với dì ghẻ và Cám, Tấm bị hành hạ nhưng vẫn nuôi hi vọng.

- Phần 2 (Từ “Được ít lâu” đến “mà đẹp thế”): Vận may đến với Tấm khi Tấm thử vừa chiếc giày thêu, được làm hoàng hậu.

- Phần 3 (Từ “Vào cung vua” đến “thật xa cung vua”): Tấm bị hại, bị cướp mất chồng phải hóa thân vào chim vàng oanh, cây xoan đào, khung dệt cửi song vẫn không ngừng tố cáo kẻ ác.

- Phần 4 (Từ “Ớ đống tro” đến hết): Tấm hóa thân vào quả thị, về với bà lão, gặp lại nhà vua, tìm cách giết Cám và mụ dì ghẻ.

2. Mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ phản ánh môì xung đột giữa cái ác và cái thiện trong xã hội. Đó là cuộc xung đột của những nhân vật mồ côi bất hạnh với kẻ mạnh tàn bạo. Song nhờ có sự hỗ trự của các lực lượng siêu nhân (thực ra là mơ ước của nhân dân), nhân vật mồ côi bất hạnh ấy dù trải qua nhiều lần hóa thân, cuối cùng đã thắng, giành lại được cuộc sống hạnh phúc.

3. Từ mở đầu đến kết thúc truyện, thái độ phản kháng của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám ngày càng tiến triển. Nếu như ở phần 1, thái độ của Tấm là cam chịu và than khóc, thì ở phần 3 và 4, thái độ của Tấm là ăn miếng trả miếng, đấu tranh quyết liệt cho đến lúc tiêu diệt được kẻ ác. Tất nhiên Tấm phải dựa vào các yếu tô' kì ảo như Bụt và phép luân hồi của Bụt. Song Tấm vẫn còn dựa vào con người nữa như bà lão bán nước và ông vua yêu vợ. Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm nhân hậu của nhân dân: Nhân dân không muôn kẻ mồ côi bất hạnh như Tấm chịu mãi thiệt thòi.

4. Truyện Tấm Cám phản ánh ước mơ về một cuộc sống công bằng trong xã hội, về quan niệm “ở hiền gặp lành”. Người hiếu hạnh đẹp nết, đẹp người phải được hạnh phúc. Kẻ ác phải bị trừng trị.

5. Truyện Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì vì có nhiều chi tiết kì ảo như: Bụt hiện lên, cá bống nghe được tiếng người; xương bống đem chôn cho trang phục đẹp; chim giúp Tấm nhặt gạo, nhặt thóc; chiếc giày thêu hoa giúp Tấm nên duyên. Rồi tiếp đó là bôn cuộc hóa thân mà cuộc hóa thân nào cũng ấn tượng cả: hóa thân thành chim vàng anh biêt hót véo von, hóa thân thành cây xoan đào để vua mắc võng, hóa thân khung cửi dệt cảnh cáo kẻ cướp chồng, hóa thân trong quả thị chờ ngày hội ngộ. Ngay chi tiết tắm nước sôi để nước da trở nên trắng đẹp mà Cám ngờ nghệch thực hiện cũng là một chi tiết thần kì, bởi nếu chỉ tinh ý một chút thì đời nào Cám lại thực hiện cuộc tự sát chóng vánh ấy.

5. Truyện Tấm Cám có chi tiết mời trầu đức vua, nhờ miếng trầu cánh phượng têm khéo, đức vua nhận ra vợ mình. Đây quả là một hội ngộ thú vị bởi miếng trầu là biểu hiện văn hóa giao tiếp của người Việt. Gặp nhau “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, mời trầu là tiết mục giao duyên. Cho nên trong bài ca dao gặp hai anh đi câu thạch bàn, cô gái đã không nhận trầu vì “Thưa rằng bác mẹ em răn - Làm thân con gái chớ ăn trầu người”.

6. Truyện Sự tích trầu cau nêu vua Hùng là người đầu tiên đưa tục ăn trầu vào lệ cưới xin của người Việt. Còn nữ sĩ Hồ Xuân Hương có bài Mời trầu với lời nhắn:

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Cho đến xã hội hiện đại, trai gái lấy nhau vẫn có sự hiện diện của miếng trầu kết gắn lứa đôi.

Một số câu ca dao có miếng trầu (dẫn theo Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Xuân Kính):

- Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.

- Từ ngày ăn phải miếng trầu,

Miệng thơm môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.

- Trầu xanh, cau trắng, chay vàng,

Cơi trầu bịt bạc thiếp chàng ăn chung.

Trầu xanh, cau trắng, chay hồng,

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.

- Gặp nhau đưa một miếng trầu,

Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng.

BÀI CÙNG NHÓM