Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Dịch vụ sửa chữa và bảo trì - Modul 1: Mở đầu về bảo trì

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Modul 1 gồm có những nội dung chính sau: Sự phát triển của bảo trì, những mục tiêu của bảo trì, những lợi ích mang lại từ công tác bảo trì, những thiệt hại do hư hỏng máy và thiết bị, những ứng dụng thực tế của kỹ thuật bảo trì, so sánh giữa bảo trì và y tế. Mời các bạn tham khảo. | Modul 1 MỞ ĐẦU VỀ BẢO TRÌ 1.1 Sự phát triển của bảo trì a - Lịch sử bảo trì Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là từ khi bánh xe được phát minh. Nhưng chỉ từ vài thập niên vừa qua bảo trì mới được coi trọng đúng mức khi có sự gia tăng về số lượng và chủng loại của các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp. Người ta đã tính được: chi phí để duy trì thiết bị vận hành đạt yêu cầu bao gồm các hoạt động bảo trì phòng ngừa và phục hồi trong suốt tuổi đời của chúng bằng từ 4-40 lần chi phí mua thiết bị đó. b - Bảo trì đã trải qua ba thế hệ Thế hệ thứ nhất: bắt đầu từ xa xưa đến chiến tranh thế giới thứ II: • Công nghiệp chưa phát triển, việc chế tạo và sản xuất được thực hiện bằng các thiết bị máy móc đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất công việc bảo trì cũng rất đơn giản. 1 • Bảo trì không ảnh hưởng lớn về chất lượng và năng suất. ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến trong đội ngũ quản lý. Chưa có các phương pháp bảo trì hợp lý cho máy móc. Ở thời điểm này, bảo trì được hiểu là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi có hư hỏng xảy ra. Thế hệ thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ II đã làm đảo lộn tất cả. • Nhu cầu hàng hoá tăng trong khi nguồn nhân lực cung cấp cho công nghiệp lại sút giảm đáng kể. cơ khí hoá được phát triển mạnh mẽ để bù đắp lại nguồn nhân lực bị thiếu hụt: nhiều máy móc phức tạp đã được đưa vào sản xuất. Công nghiệp trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào máy móc, thiết bị. • Do sự phụ thuộc này ngày càng tăng, thời gian ngừng máy đã ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Một câu hỏi được đặt ra “con người kiểm soát máy móc hay máy móc điều khiển con người”. Nếu công tác bảo trì được thực hiện tốt thì con người sẽ kiểm soát được máy móc và ngược lại. Vì vậy những hư hỏng của thiết bị có thể và nên được phòng ngừa để tránh làm mất thời gian khi có những sự cố xảy ra. Từ đó đã xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa mục tiêu là giữ cho thiết