Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC_5

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

(206)Cũng giống như trong kinh nghiệm của sự xác tín cảm tính trước đây, đối tượng trước hết được thiết định như là cái bản chất, còn ý thức như là cái không-bản chất. | G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN Phần 2 TRI GIÁC 206 Cũng giống như trong kinh nghiệm của sự xác tín cảm tính trước đây đối tượng trước hết được thiết định như là cái bản chất còn ý thức như là cái không-bản chất. Tiến trình tự kiểm tra lại bắt đầu. 207 Hegeldùng lại chữ trò phụ diễn Beiherspielen trong sự xác tín cảm tính cái cá biệt chỉ là một ví dụ một trường hợp điển hình tách rời với cái bản chất phổ biến của nó. Trong tri giác sự phong phú của cái biết có sự đối ứng ở cả hai phía người tri giác và cái được tri giác. 208 Vd quả chanh có hình tròn vị chua. tròn chua . là các thuộc tính phổ biến có chung với nhiều sự vật khác. 209 Thuộc tính tức cái này cảm tính đã được vượt bỏ là đối tượng đích thực của tri giác. Trong sự phát triển biện chứng của nó như sẽ thấy đối tượng này sẽ hình thành hai đối cực tính phổ biến của vật tính và tính cá biệt tuyệt đối của sự vật. 210 Theo J.H chữ diễn tả hay diễn đạt ausdrũcken là thuật ngữ của Spinoza. Toàn bộ vận động của tri giác là ở chỗ đi từ Bản thể nhất thể khẳng định sang đơn tử Monade nhất thể phủ định từ vật tính sang Lực từ thuyết cơ giới sang động học. 211 Sự quy định này mới giải thích được tính phủ định của chúng. Trong học thuyết Spinoza theo Hegel biểu hiện đích thực của tính phủ định không phải là ở trong thuộc tính Attribute mà ở trong thể cách Modus . 212 frei von . thoát ly khỏi. 213 Môi trường và cái Cũng dửng dưng Môi trường theo nghĩa ban đầu là môi trường vật lý . Cái không gian cho những thuộc tính là cái phổ biến của chúng là sự thống nhất chung của chúng vd hạt muối . Các thuộc tính vd trắng vuông mặn. tham gia vào tính phổ biến thuần túy này thì bản thân cũng có tính phổ biến vd trắng vuông mặn. là thuộc tính phổ biến của nhiều sự vật khác . Nhưng môi trường này tuy là bản thể nhưng không phải là tính phủ định tuyệt đối. Nó là tính phổ biến khẳng định chứ chưa phải là nhất thể phủ định chưa phải là cái Một loại trừ như sẽ thấy ở sau vd mặn loại trừ ngọt. do đó Hegel gọi nó là cái Cũng das