tailieunhanh - G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC_6

(191)Chuyển hóa sang kinh nghiệm hay sự kiểm tra thứ hai: đối tượng không còn là cái trực tiếp nữa, vậy đến lượt cái Tôi tự cho rằng mình là cái trực tiếp. | G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN Phần 1 Ý THỨC 191 Chuyển hóa sang kinh nghiệm hay sự kiểm tra thứ hai đối tượng không còn là cái trực tiếp nữa vậy đến lượt cái Tôi tự cho rằng mình là cái trực tiếp. 192 Đây cũng là một cách phản bác khá tiêu biểu đối với thuyết duy tâm chủ quan dưới dạng thuyết duy ngã Solipsismus khi cái Tôi cá biệt bám chặt tư kiến của mình xung đột với những cái Tôi khác cũng bám chặt tư kiến của họ. Vấn đề the other minds nơi Berkeley . Sự tương tác xung đột giữa những cái Tôi cá biệt sự hút và đẩy trong lãnh vực ý thức tự nhiên là hình thức sơ khai ngây thơ như là hình thức tiền thân cho các tiến trình biện chứng cao hơn và phức tạp hơn giữa những cá nhân Chương IV V VI. . 193 Cái Tôi cá biệt chỉ còn là một ví dụ một trường hợp điển hình ein Beispiel 92 của cái Tôi phổ biến. 194 Ám chỉ đòi hỏi có tính thách thức của . Krug đối với thuyết duy tâm là hãy diễn dịch deduzieren chứng minh tính chính đáng cho ông xem về biểu tượng đối với một sự vật chẳng hạn cây bút đang được ông xác tín trực tiếp hay một sự kiện lịch sử nhất định. Xem Wilhelm Traugstt Krug Brief uber den neuesten Idealismus. Eine Fortsetzung der Briefe uber die Wissen-schaftslehre . Lá thư về thuyết duy tâm mới nhất. Tiếp tục các lá thư về Học thuyết khoa học của Fichte . Leipzig 1801 trang 74 Về điều này đối phương cũng có quyền tương tự để đáp lại rằng Tới nay vẫn chưa có nhà duy tâm nào mô tả hay chứng minh phương cách hình thành một biểu tượng nhất định về một đối tượng ở bên ngoài chẳng hạn về cây bút của tôi trong khi điều này là đòi hỏi cần thiết và chính đáng đối với một học thuyết mà toàn bộ tính thực tại của cái biết phụ thuộc vào . dẫn theo bản Meiner . Xem thêm bài viết của Hegel ở thời kỳ Jena Các tác phẩm của ông Krug . tr. 148 dẫn theo . 195 Bước kiểm tra thứ ba Tính trực tiếp không ở trong đối tượng cũng không ở trong cái Tôi mà ở trong mối quan hệ của cả hai như một tính toàn thể cá biệt. Đó là sự tiếp xúc giữa cả hai hầu đạt được tính trực .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN