Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá kết quả tạo hình tai trong điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong bài báo này, các tác giả đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân theo 2 thì tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 2008 đến 2016. Tất cả các bệnh nhân (BN) và gia đình đều hài lòng với kết quả ngay sau phẫu thuật. Với tỷ lệ biến chứng thấp, kết quả thẩm mỹ và mức độ hài lòng cao của người bệnh đã chứng tỏ kỹ thuật này là một trong những lựa chọn tối ưu trong điều trị tạo hình tai. | Khoa học Y - Dược Đánh giá kết quả tạo hình tai trong điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Hà* Khoa Phẫu thuật hàm mặt, tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Ngày nhận bài 16/3/2017; ngày chuyển phản biện 27/3/2017; ngày nhận phản biện 8/5/2017; ngày chấp nhận đăng 16/5/2017 Tóm tắt: Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là một tổn thương phức tạp, có thể có nhiều dạng, từ một vài di tích của sụn vành tai cho đến biến mất toàn bộ vành tai. Cấu trúc giải phẫu đặc biệt của tai cũng như hình thể 3 chiều của nó khiến cho việc tạo hình tai luôn là thách thức cho các phẫu thuật viên tạo hình. Trong bài báo này, các tác giả đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân theo 2 thì tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 2008 đến 2016. Tất cả các bệnh nhân (BN) và gia đình đều hài lòng với kết quả ngay sau phẫu thuật. Với tỷ lệ biến chứng thấp, kết quả thẩm mỹ và mức độ hài lòng cao của người bệnh đã chứng tỏ kỹ thuật này là một trong những lựa chọn tối ưu trong điều trị tạo hình tai. Từ khóa: Dị tật tai, tai nhỏ bẩm sinh, tạo hình tai. Chỉ số phân loại: 3.2 Đặt vấn đề Dị tật tai nhỏ là một thương tổn có tỷ lệ hiếm gặp, do nguyên nhân bẩm sinh (1/5.000-7.000 trẻ được sinh ra). Phân loại tổn thương tai nhỏ có thể gặp theo các thể khác nhau hoặc mức độ nặng có thể thấy không có tai (anotia hoặc microtia độ 3), cũng có thể gặp trong một số bệnh cảnh của các hội chứng như Treacher Collin, Goldenhar, hội chứng tai miệng [1]. Tạo hình tai có lịch sử lâu dài và luôn thay đổi, cho đến nay vẫn có nhiều thách thức cho các phẫu thuật viên tạo hình. Từ thế kỷ thứ VIII, tác giả người Ấn Độ đã ghi lại những mô tả về tạo hình tai bằng cách sử dụng vạt má để tạo hình tổn khuyết dái tai. Một thông báo vào năm 1551 đã lần đầu tiên mô tả trồng lại tai do đứt rời toàn bộ tai. Vào năm 1920, Gillies đã sử dụng sụn tự thân trong tạo hình tai toàn bộ. Đến năm 1959, Tanzer đã đánh dấu sự khởi đầu trong kỷ nguyên tạo

TÀI LIỆU LIÊN QUAN