Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đào tạo song ngữ cấp tiểu học: Góc nhìn người trong cuộc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này tập trung tìm hiểu mô hình giáo dục được triển khai tại hai trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội và quan điểm về giáo dục song ngữ của giáo viên, tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng, những người có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và triển khai chương trình. | NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO SONG NGỮ CẤP TIỂU HỌC: GÓC NHÌN NGƯỜI TRONG CUỘC Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thúy Nga* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 26 tháng 04 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 05 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 05 năm 2018 Tóm tắt: Giáo dục song ngữ Việt - Anh ở cấp tiểu học tại Việt Nam đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà giáo dục và các bậc phụ huynh. Tại hầu hết các trường tiểu học ở Việt Nam, tiếng Anh được đưa vào chương trình từ lớp 3, thậm chí một số trường đã thử nghiệm sử dụng tiếng Anh để giảng dạy một số môn như Toán và Khoa học từ lớp 1 nhằm hướng tới giáo dục song ngữ cho trẻ. Nghiên cứu này1 được tiến hành tại hai trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội với mục đích tìm hiểu mô hình, định hướng, quan điểm về giáo dục song ngữ thông qua khảo sát 41 giáo viên và phỏng vấn 2 phụ trách chuyên môn và 2 lãnh đạo của trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù ý kiến chung của lãnh đạo và giảng viên hai trường đều ủng hộ giáo dục song ngữ nhưng hiện tại, các trường mới chỉ theo hướng tiếng Anh tăng cường, chưa có mô hình đào tạo song ngữ do các nguyên nhân như số lượng môn có thể giảng dạy bằng tiếng Anh, thời lượng giờ học, đội ngũ giáo viên và chính sách giáo dục. Từ khóa: giáo dục song ngữ, mô hình song ngữ, tiểu học, tiếng Anh 1. Đặt vấn đề 12 Giáo dục song ngữ không phải khái niệm mới mẻ ở Việt Nam với bối cảnh hơn 11 triệu trong tổng số trên 90 triệu dân là người dân tộc thiểu số. Trong hơn một thập kỉ trở lại đây, giáo dục Việt Nam đã có nhiều chính sách được triển khai nhằm xây dựng và thử nghiệm chương trình song ngữ theo định hướng bảo tồn tiếng mẹ đẻ của học sinh (tiếng dân tộc thiểu số) và phát triển khả năng sử dụng tiếng Việt (ngôn ngữ hành chính tại Việt Nam) hướng tới mục tiêu giúp người học sử dụng thành thạo cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ và hoàn thiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học (UNICEF và Bộ Giáo dục Đào tạo, 2012). Theo chương trình này, tiếng