Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu: Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Báo cáo này phân tích các yếu tố của hệ thống pháp luật kinh doanh Việt Nam nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về diễn tiến phát triển của hệ thống này; đánh giá các ưu điểm, tồn tại; từ đó đề xuất các vấn đề cần điều chỉnh để hệ thống pháp luật Việt Nam thực sự thuận lợi, phù hợp cho phát triển kinh tế thị trường. | Trung tâm WTO Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường 1 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường Tóm tắt Nghiên cứu này phân tích các yếu tố của hệ thống pháp luật kinh doanh Việt Nam nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về diễn tiến phát triển của hệ thống này; đánh giá các ưu điểm, tồn tại; từ đó đề xuất các vấn đề cần điều chỉnh để hệ thống pháp luật Việt Nam thực sự thuận lợi, phù hợp cho phát triển kinh tế thị trường. Một hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường được hiểu là tập hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, thương mại, được thiết kế theo hướng tạo thành khung khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường có thể tồn tại, vận hành thuận lợi và an toàn theo các quy luật thị trường. Để đánh giá hệ thống pháp luật kinh doanh này, 02 nhóm tiêu chí cơ bản được sử dụng, bao gồm (i) Nhóm các tiêu chí về các điều kiện nền tảng cho kinh tế thị trường (KTTT) với 04 tiêu chí cụ thể về chế độ sở hữu, hệ thống tố tụng bảo vệ quyền sở hữu, chất lượng của hệ thống pháp luật; phối hợp công – tư trong pháp luật về kinh tế và (ii) Nhóm các tiêu chí về các chế định pháp luật cụ thể về các khía cạnh của kinh tế thị trường với 03 tiêu chí xem xét quyền tự do kinh doanh ở các khía cạnh gia nhập thị trường, hoạt động trên thị trường và rút khỏi thị trường. Trong tổng thể, kể từ mốc Đổi mới năm 1986, pháp luật kinh doanh ở Việt Nam đến nay đã trải qua 04 giai đoạn, với các dấu mốc là những lần sửa đổi Hiến pháp về thể chế kinh tế. Giai đoạn từ 1986 đến 1992 chứng kiến những văn bản đầu tiên ghi nhận về chủ thể kinh doanh tư nhân, đầu tư nước ngoài, hợp đồng kinh tế. Giai đoạn từ 1992-2001 được đánh dấu bằng một loạt các văn bản pháp luật hiện thực hóa thể chế kinh tế thị trường trong Hiến pháp 1992. Giai đoạn 2001-2013 được xem là giai đoạn chuyển mình của .