tailieunhanh - Báo cáo " Nội luật hoá CEDAW về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ khi dự thảo Luật bảo hiểm xã hội "

Nội luật hoá CEDAW về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ khi dự thảo Luật bảo hiểm xã hội Pháp luật là một trong những yếu tố của văn hoá và văn hoá pháp luật là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt mang những giá trị nhân đạo, tích cực, tiến bộ của một nền pháp luật thẩm thấu vào mỗi con người trở thành nhu cầu ứng xử thường trực trong quan hệ xã hội cùng với những thiết chế xã hội nhằm đảm bảo thực hiện các giá trị ấy | Pháp luật lao động Việt Nam với việc thục hiện CEDAW NỘI LUẬT HOÁ CEDAW VỀ BẢO IDEM XÃ HÔI Đối VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHLDựTHẢOLUẬTBẢOHlỂMXÃHỘI Có thể nói Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CEDAW của Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng và toàn diện. Hầu hết các quyền về kinh tế chính trị văn hóa lao động việc làm. của phụ nữ đều được Công ước đề cập. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội BHXH Công ước nêu rõ Các nước tham gia Công ước phải áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo. quyền bảo hiểm xã hội cho phụ nữ đặc biệt trong các trường hợp về hưu thất nghiệp ốm đau tàn tật tuổi già áp dụng chế độ nghỉ đẻ vẫn hưởng lương hoặc hưởng các phúc lợi xã hội tương đương. Điều 11 và đảm bảo cho phụ nữ nông thôn cũng được hưởng trực tiếp các chương trình bảo hiểm xã hội. Điều 14 . Hiện nay ở nước ta lao động nữ tham gia quan hệ lao động được đồng thời tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm ốm đau tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp dưỡng sức và phục hồi sức khỏe tử tuất. như nam giới. Các chế độ thai sản hưu trí là chế độ dành riêng hoặc có những quy định đặc biệt để phù hợp với lao động nữ trong hoàn cảnh Việt Nam. Các quy định về BHXH hiện đang được pháp điển hóa trong Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội Dự thảo dự kiến sẽ thông qua vào kì họp Quốc hội đầu năm 2006. Đây là sự kiện quan trọng trong quá trình hoàn ThS. NGUyẾN THỊ KIM PHỤNG thiện hệ thống pháp luật ở nước ta. Để có cơ sở góp ý kiến xây dựng Dự thảo chúng tôi tập trung đánh giá các quy định riêng về BHXH đối với lao động nữ theo pháp luật hiện hành căn cứ chủ yếu vào các quy định của Bộ luật lao động và văn bản hướng dẫn thi hành trên cơ sở các nguyên tắc chung trong CEDAW để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Dự thảo trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. 1. Chế độ bảo hiểm thai sản - Về đối tượng và điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản. Lao động nữ đang trong thời gian mang thai sinh con lao động nam và nữ nuôi con nuôi sơ sinh là những đối tượng được bảo hiểm thai sản khi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN