Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin khiến cho văn hóa đọc không còn được coi trọng như trước nữa. Người ta có ít thời gian hơn để dành cho việc nghiền ngẫm một cuốn sách nào đó hết ngày này qua ngày khác, thay vào đó họ xem nó trên ti vi, nghe trên đài. Có một thực tế là quả thực, với văn hóa nghe nhìn, người ta tiết kiệm được nhiều thời gian hơn - điều cần thiết và quan trọng đối với những con người hiện đại. Tuy nhiên, có một sự thật là văn hóa đọc có, những ưu điểm mà văn hóa nghe nhìn không thể có được. Trước hết, đó là ở khả năng huy động sự tập trung cao độ, kích thích, trí tưởng tượng của việc đọc sách báo. Nếu như xem hay nghe một chương trình nào đó, hình ảnh và âm thanh tác động trực tiếp vào các giác quan của con người thì văn hóa đọc yêu cầu cao độ trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng phong phú. Cách đọc hữu hiệu nhất thường là đọc đi liền với ghi chép và rõ ràng nó là một ưu điểm mà văn hóa nghe nhìn không dễ có được. Những hình ảnh và âm thanh kia vì thế có thể thoảng qua nhưng những trang sách khi đã được nghiền ngẫm và ghi nhớ thì sẽ để lại những ấn tượng không thể nào phai trong lòng người. Đọc sách còn là một thói quen thú vị cho con người sau những thời khác bộn bề, gấp gáp và ồn ào của cuộc sống - hòa mình vào trong những trang sách để tìm thấy được sự thanh thản trong tâm hồn mình. Mọi thứ đều có tính hai mặt của nó. So sánh giữa văn hóa đọc và văn hóa nghe nhìn không phải là cách để khẳng định cái này, phủ định cái kia mà chỉ nhằm mục đích cuối cùng là đem lại cho con người những nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của từng loại hình văn hóa trong xã hội hiện đại hiện nay, đặc biệt là khi văn hóa nghe nhìn ngày càng không được chú trọng.