Bình giảng bài thơ “Tảo giải” trong “Ngục trung nhật kí" của Hồ Chí Minh

Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi đọc tập thơ “Nhật kí trong tù ” đã có những cảm nhận thật sâu sắc:

"Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vần mênh mông bát ngát tình".

Đấy cũng là cảm nhận chung của chúng ta khi đọc thơ Bác. Xưa nay, những tác phẩm lớn không hề biết đến thời gian, lớp bụi thời gian càng dày, càng tôn thêm giá trị của tác phẩm. “Nhật kí trong tù ” như một viên ngọc trong suốt. Tác phẩm đã trở thành bất tử. Ta gặp trong “Nhật kí trong tù ” một người tù vĩ đại, một nhà thơ vĩ đại, một chiến sĩ cách mạng ưu tú, một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Điều đó đã được thể hiện phần nào trong bài thơ “Giải đi sớm"

“Gà gáy một lần đêm chửa tan,

Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn;

Người đi cất bước trên đường thẳm,

Rát mặt đêm thu, trận gió hàn.

Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,

Bóng tôi đêm tàn, quét sạch không;

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,

Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng”.

(Nam Trân dịch)

Mùa thu năm 1942, trên đường đi công tác, Bác Hồ của chúng ta bị bọn Tưởng Giới THạch bắt giữ. Mãi đến cuối năm 1943, Người mới được trả lại tự do. Trong suốt hơn một năm trời ấy, Người đã phải chịu dựng bao cảnh lao khổ. Ta được biết đã bao lần Người bị "Giải đi sớm", đã bao lần Người phải "ngồi trên hố xí đợi ngày mai", đã bao lần Người bị chúng làm tình làm tội. Cuộc Sống trong tù thiếu thốn đói rét, người tù lại bị đày đọa cả về tinh thần. Nhưng thật lạ lùng, cứ sau mỗi thử thách, ta lại thấy hiện lên một con người vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản kiên cường. Đọc bài thơ ta thấy hiện lên một tâm hồn lớn - tâm hồn Hồ Chí Minh vĩ đại.

“Gà gáy một lần đêm chưa tan,

Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn ".

Hai câu thơ đầu ta chưa thấy xuất hiện hình ảnh người tù. Cảnh được tả ở đây chưa phải là cảnh của một buổi sớm mai, "gà gáy một lần" tức là đêm còn rất khuya. Đêm còn rất khuya mà Bác đã phải giải đi; bài thơ không nói ra nhưng ta biết Bác bị trói hoặc bị còng tay áp giải trên con đường dài dằng dặc ấy. Những câu thơ giàu hình ảnh phác họa cho chúng ta thấy một bức tranh đơn sơ, dường như cảnh vật yên tĩnh nhưng cũng đang chuyển động. Trên cái nền không gian và thời gian ấy đã hiện ra một con người - một người tù vĩ đại:

“Người đi cất bước trên đường thẳm,

Rát mật đêm thu, trận gió hàn

Nếu như Bác không đặt tên cho bài thơ là “Giải đi sớm ”, thì chưa chắc ta đã đoán ra đây là cảnh bị giải đi của người tù. Trên con đường khuya hiu quạnh vắng vẻ, Bác - người tù, đã hiện lên với một phong thái hết sức ung dung đường hoàng. Theo nguyên bản chữ Hán "Nghênh diện thu phong trận trận hàn" tức là những trận gió rét buốt mùa thu liên tiếp táp vào khuôn mặt. Một cuộc giải đi sớm vào một đêm khuya lạnh cuối thu, nhưng người tù vẫn mạnh mẽ cất bước trên con đường xa thẳm. Người tù đó còn cảm thấy mình không đơn độc, vì hồn người đã giao cảm với thiên nhiên:

Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn.

Đúng trăng sao đã làm bạn với Bác trên con đường đi đày dài dằng dặc ấy. Tấm lòng yêu thiên nhiên của Bác mới nồng nàn và đằm thắm làm sao? Vầng trăng sao ấy là vầng trăng sao ta đã gặp bao lần trong “Nhật kí trong tù ”, vừa có vẻ đẹp trong sáng, vừa gần gũi thân thiết với con người. Tình yêu thiên nhiên của Bác khiến ta liên tưởng đến tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Hai con người đó đều có cốt cách của nhà hiền triết phương Đông. Nguyễn Trãi đã từng viết "Núi láng giềng, chim bầu bạn, - Mây khách khứa, nguyệt anh tam", ịNhưng có điều khác là, Nguyễn Trãi làm bài thơ khi đang ở ẩn, còn Bác Hồ thì làm trên đường đi đày. Chúng ta nhắc tới điều đó là để thấy được cái vĩ đại, cảm được chất "thép" trong con người Bác. Bác là một vị lãnh tụ thiên tài, một vị anh hùng dân tộc. Bác là sự kế thừa, kết tinh những nét văn hoá truyền thống mà chúng ta thường thấy ở các vị anh hùng dân tộc trước kia.

Trong một trường hợp khác, phẩm chất vĩ dại của Bác, tình yêu thiên nhiên của Bác lại được thể hiện qua giọng điệu cười cợt, chấm biếm trước những cực hình mà nhà tù Tưởng Giới Thạch đã dành cho Bác:

"Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh,

Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình;

* Làng xóm ven sông đông đúc thế,

Thuyền câu lướt sóng nhẹ thênh thênh ”.

(Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)

Trong gian khổ tù đày, nhiều khi Bác như quên minh đang sống trong cảnh giam cầm, cảnh mất tự do, Bác thả hồn mình hòa nhập với cuộc sống nhộn nhịp xung quanh và thả hồn mình tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên non nước như thế.

Đọc “Giải đi sớm ”, ta còn liên tưởng tới hình ảnh người tù cộng sản trong thơ Tố Hữu bài "Tiếng hát đi đày ”:

"Đường lên đỉnh núi Đúc Lay

Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim

Gà đâu gáy động im lìm

Mơ mơ mấy xóm tranh chìm trong mây".

Rõ ràng, hai người tù cùng một thế giới quan cách mạng, nhưng hình ảnh người tù trong "Giải đi sớm ” vẫn thấy hiện lên với một tầm vóc phi thường. Điều lớn nhất làm cho ta phân biệt được Bác với những người cộng sản khác là ở cái nhìn tỉnh táo, phong thái ung dung tự tại, phát hiện và nắm bắt được quy luật của thiên nhiên và qua đó nhận thức được quy luật xã hội. Hãy đọc tiếp đoạn sau:

"Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,

Bóng tối đêm tàn, quét sạch không;

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,

Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng. ”

Đoạn thơ này là sự tiếp nối tự nhiên của đoạn thơ trên. Lúc Bác bắt đầu bị giải đi khi trời còn tối, đêm còn khuya: đến lúc này, sự vật vần xoay trời đã dần sáng. Nhờ có ánh sáng bình minh cảnh vật hiện ra thật đẹp đẽ biết bao:

“Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,

Bóng tối đêm tàn, quét sạch không".

Đêm tàn, trời sáng, mặt trời lên, nhưng đâu chỉ thấy sự chuyển vần một cách tự nhiên mà đó còn là kết quả sau một đêm trường thao thức ở phía chân trời bên kia. Nắm bắt được quy luật của thiên nhiên, Người cũng thấy được quy luật phát triển tất yếu của cách mạng. Mặt trời nhất định sẽ lên xua bóng đêm qua, cũng như cách mạng sẽ hoàn toàn thắng lợi, mặc dù còn phải trải qua muôn vàn khó khăn thử thách. Bởi có lần, Người đã viết: *

"Hết mưa là nắng hửng lên thôi

Hết khổ là vui vốn lẽ đời".

Con đường cách mạng là con đường gian khổ, chông gai, nhưng tất thắng. Con thuyền cách mạng dù gặp nhiều bão tố, sóng to gió lớn, nhưng cuối cùng nhất định nó sẽ cập bến vinh quang, tới bờ hạnh phúc. Màu hồng trong thơ Bác chính là niềm hi vọng, là tương lai của đất nước. Đã bao lần ta bắt gặp màu hồng đó:

"Trong ngục giờ đây còn tối mịt,

Ánh hồng trước mặt đã bừng soi".

Cũng có lúc màu hồng ấy gieo vào lòng ta cái cảm giác ấm áp đến lạ lùng:

"Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết lò than đã rực hồng ".

Nhưng, thường thường khi nhắc đến màu hồng, Bác thường ngụ ý nói đến tương lai sáng lạn. sự tất thắng không gì lay chuyển của cách mạng. Màu hồng trong thơ Bác là màu hồng kì diệu, màu hồng quy luật của thiên nhiên và xã hội, màu hồng quét bóng đêm để binh minh trải khắp không gian, thế gian. Không thể có câu thơ ấy, nếu như không có tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu nhân quán mãnh liệt ớ Bác: "Bóng tối đêm tàn quét sạch không". Mặt trời lên đem theo bình minh như cái chổi lớn quét đi bóng đêm đen tối. Những năm 1942, 1943 là những năm cách mạng Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn, nhân dân ta đang rên xiết dưới ách áp bức bóc lột của bọn thực dân - phong kiến và phát xít Nhật. Cả Việt Nam như một "đống cỏ khô" chỉ chờ một tia lửa nhỏ sẽ bùng lên đốt cháy kẻ thù. Câu thơ của Bác có giá trị dự báo cho sự tất thắng của cách mạng Việt Nam. Đêm hết, mặt trời lên, đó là quy luật của tự nhiên, nhưng cũng là quy luật của xã hội - Bác lại nhìn thấy hiện tượng ấy với con mắt của người chiến sĩ cộng sản ưu tú. Bác là người Việt Nam đầu tiên tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. tầm nhìn của Bác là tầm nhìn của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một lãnh tụ thiên tài suốt đời phấn đấu vì dân tộc, vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.

Bình minh rực rỡ của một ngày mai đã làm cho người tù bừng dậy một niềm vui, một cảm hứng lớn lao:

"Hơi ấm bao la trùm vũ trụ.

Người đi thi hứng bỗng thêm nồng".

"Hơi ấm hao la trùm vũ trụ" nghĩa là hơi ấm trùm lên khắp không gian và tỏa ấm lòng người. Bác hòa tâm hồn mình vào vũ trụ, vào không gian bao la tươi đẹp.

Và thật lạ lùng, ta chẳng thấy người tù đâu, chỉ thấy một nhà thơ đang ngây ngất trước cảnh bình minh rực rỡ đang lên. Rõ ràng người tù ở đây đã là thi nhân. Cảnh đi đày đối với Bác đâu chỉ là khổ ải, mà ngược lại, đôi khi đã trở thành những cuộc du ngoạn thú vị, vì cuối cùng Bác đà được ngắm thiên nhiên, ngắm không gian đang nhuộm màu hồng đẹp tươi rực rỡ, lại thấy cảnh sinh hoạt cuộc Sống thường ngày đáng yêu của nhân dân lao động, Bác thêm cảm hứng làm thơ. Con người Hồ Chí Minh giàu "chất thép", qua lò lửa của gian khổ. hi sinh càng ánh lên vẻ đẹp cao cả, đáng quý. Cả bài thơ toát lên một tinh thần lạc quan ung dung tự tại. Câu thơ cuối mãi để lại cảm hứng nồng thắm trong lòng người đọc:

“Người đi thi hứng bỗng thêm nồng".

Câu thơ đã nâng bài thơ lên một tầm cao mới, qua đó, chúng ta hiểu hơn tình cảm lãng mạn cách mạng trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở đây có sự kết hợp thật hài hòa giữa con người chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. "Nóng' ở đây là cái không khí nồng ấm của cả bài thơ hay, còn là cái nồng nàn của tâm hồn lớn Hồ Chí Minh? Thơ văn Bác thể hiện con người của Bác, thể hiện tâm hồn của Bác.

Bài thơ đã cho ta thấy được một tâm hồn vĩ đại của một con người vĩ đại. Bài thơ không chỉ thể hiện lòng yêu thiên nhiên thiết tha của Bác, mà còn cho ta thấy một dũng khí lớn của một bậc "đại trí, đại nhân, đại dũng".

Nhớ về Bác, mỗi người Việt Nam nhớ về một tâm hồn vĩ đại của một con người vĩ đại. Nhớ về Bác, mỗi người Việt Nam nhớ về vị lãnh tụ thiên tài suốt đời phấn đấu vì dân, vì nước! Tên tuổi của Bác đã gắn liền với non sông đất nước:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Mỗi chúng ta mãi mãi biết ơn Bác - con người Việt Nam vĩ đại mà bình dị đã mang lại mùa xuân huy hoàng cho dân tộc chúng ta hôm nay

BÀI CÙNG NHÓM