Tuân Tử (313 - 253 trước Công Nguyên) nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Em nghĩ gì về câu nói trên

Tuân Tử, còn gọi là Tuân Huống (313-235 trước Công Nguyên), nhà triết học, nhà văn lỗi lạc thời Chiến quốc. Ông khuyên phải tích đức, khuyến thiện và được dạy dỗ mới nên người.

Ông nói về người thầy, người bạn, kẻ thù trong mối quan hệ xã hội, trong sự giáo dục và giáo dưỡng tâm trí, tâm đức rất hay. Câu nói của ông vẫn được người đời truyền tụng như một cách ngôn, một lời giáo huấn:

Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kể vuốt ve, nịnh bợ chính là kể thù của ta vậy.

Tại sao người chê ta mà chê phải là thầy của ta? Dám chê người là trung thực, thẳng thắn. Chê phải lại càng quý, càng phục. Ta có lầm lỗi, có khuyết điểm, nhược điểm mà được người khác chê, chê phải mới đáng quý, khác nào một con bệnh được uống thuốc do một danh y đem cho. Người có trí tuệ hơn người, có tâm đức cao cả mới nhìn thấy khiếm khuyết của đồng loại, thành thật chê, chê phải, chê đúng. Người đó thật đáng kính, đáng tôn thờ, đúng là thầy của ta. Thầy vì hơn ta một cái đầu về tầm hiểu biết. Thầy vì thương người mà bảo bạn, khuyên nhủ. Thói thường “trung ngôn nghịch nhỉ”. Phải có một tấm lòng mới dám đem điều hay lẽ phải để chê ngưới. Chê phải chỉ cầu mong con người đó trở nên tốt đẹp, hoàn thiện về nhân cách, tiến bộ về học vấn.

Ông bà ta vẫn thường nhắc nhở con cháu:

Mật ngọt thì ruồi chết tươi

Những nơi cay đắng là nơi thật thà

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, người chê ta mà chê phải là thầy của ta. Phải đội ơn và bái phục con người đó.

Bạn là người như thế nào? Tuân Tử đã chỉ rõ: “Người khen ta mà khen phải là bạn ta”. Ai mà chẳng có mặt tốt đẹp, việc làm tốt đẹp. Ai mà chẳng muốn được khen. Đó là tâm lí chung của nhiều người. Khen mà khen đúng là đánh giá đúng bản chất của sự việc, của sự vật, của con người. Khen đúng mực, khen vô tư. Những lời khen phải như luồng gió mát lành thổi qua tâm hồn, có tác dụng nâng đỡ tinh thần, phát huy tính tích cực của mỗi con người. Khen đúng, khen phải là lời vàng ngọc quý báu, làm cho người tốt tốt thêm, việc tốt đẹp ngày một nhiều thêm. Như ta đã thấy tác dụng to lớn của việc nêu gương người tốt việc tốt.

Có hiểu ta, có quý ta mới khen phải, mới dành cho ta những lời khích lệ, động viên. Trong trường học, trong gia đình, ngoài xã hội, mỗi chúng ta cần được sự quan tâm, sự đánh giá đúng mức, cần nhận được những lời khen phải. Thật đúng như Tuân Tử đã nói: “Người khen ta mà khen phải là bạn ta”.

Tại sao những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy? Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ xấu. Lời nói của họ là một thứ quà để lấy lòng, làm vừa lòng người ta. Loại người này có thủ thuật dùng những lời nói ngon ngọt để mơn trớn, để làm “phổng mũi” người ta! Vuốt ve, nịnh bợ là để dụ dỗ, mơn trớn, mua chuộc và cầu lợi. Sống gần gũi những kẻ vuốt ve, nịnh bợ, nếu không có bản lĩnh sẽ bị sa ngã. Nịnh thần làm sụp đổ ngai vàng. Có gì cứng như đá, có gì mềm như nước; thế mà “nước chảy đá mòn”. Những lời vuốt ve, nịnh bợ, còn sắc hơn dao, có thể mài mòn nhân cách, có thể giết chết bất cứ ai, có thể hủy hoại tâm hồn, làm băng hoại lối sống. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ còn là đầu mổì, nguyên nhân của sự mất đoàn kết.

Trong truyện cười dân gian có truyện Thối thật nhằm châm biếm kẻ nịnh bợ trong xã hội. Mật ngọt chết ruồi, đó là bài học. Bởi vậy, ta phải tránh xa những kẻ nịnh bợ, phải ghi nhớ vào lòng lời nói của Tuân Tử: “Những kể vuốt ve, nịnh bạ ta, chính là kẻ thù của ta vậy”.

Câu nói của Tuân Tử là một lời khuyên đẹp. Ông đã nêu lên một phương châm sông giàu ý nghĩa; nêu lên tiêu chí đúng đắn về cách nhận diện người thầy, người bạn, kẻ thù.

Chọn thầy để học và hành đạo (đạo làm người). Chọn bạn (bạn tốt) để thêm sức mạnh trong cuộc đời. Nhận diện kẻ thù, bọn xu nịnh để gạt chúng ra khỏi tâm trí, để tâm hồn trong sạch, sống thảnh thơi.

BÀI CÙNG NHÓM