Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác gia Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916 - 1985) còn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Ông thân sinh Xuân Diệu là một nhà nho, quê ở làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, mẹ thi sĩ quê ở Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Hoàn cảnh gia đình với “Cha ở đàng ngoài, mẹ đàng trong” sau này vẫn thường xuâ't hiện trong thơ Xuân Diệu, đã ảnh hưởng tới sự hình thành tính cách, nghị lực sáng tạo say mê và quyết tâm khắc khổ, khát khao tình thương và sự cảm thông của nhà thơ với mọi người. Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn. Xuân Diệu tham gia Mặt trận Việt minh từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Cả cuộc đời ông gắn bó với nền văn học dân tộc. ông là ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Năm 1983, Xuân Diệu được bầu là viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức. Con người Xuân Diệu là sự kết hợp ảnh hưởng của vãn hóa phương Tây và văn hóa truyền thông Hán học, cổ điển và hiện đại nhưng văn hóa phương Tây vẫn đậm nét hơn. ông là một tài năng văn học ở nhiều mặt nhưng trước hết là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại.

Với tư tưởng sáng tác chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học là niềm khát khao giao cảm với cuộc đời - cuộc đời trần thế, hiện thực, cuộc sống hàng ngày, ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sông mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ồng là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết. Xuân Diệu viết khỏe, viết nhiều trước Cách mạng tháng Tám. Với các tập Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), ông được coi là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu nhất, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Trong thơ Xuân Diệu thời kỳ này, cái tôi cá nhân được khẳng định chói lọi: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Cái tôi cá nhân đó được khẳng định một cách tuyệt đối, không muôn hòa cái tôi và cái ta mờ nhạt: “Ta là một, là riêng là thứ nhất / Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt xanh non, tạo ra thiên đường trên mặt đất với những quan niệm mới mẻ về thời gian, khát khao sống mãnh liệt. Là nhà thơ của tình yêu, trong thơ ông người ta bắt gặp rất nhiều những cung bậc tình cảm yêu đương: vừa say đắm mãnh liệt lại vừa cô đơn thất vọng. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám thể hiện một phong cách nghệ thuật mới mẻ, hiện đại, là nhà thơ của những cảm giác tinh tế, tinh vi, là một thế giới nghệ thuật đầy xuân sắc và tình tứ, mà chuẩn mực cho tất cả những vẻ đẹp ấy chính là con người và cuộc sống trần thế. về văn xuôi: các tập truyện ngắn, bút ký Phân thông vàng, tùy bút Trường ca giàu chết trữ tình, lãng mạn, là những áng thơ bằĩig văn xuôi đày sức hấp dẫn, nhung đôi khi cũng có những trang nghiêm về cảm hứng hiện thực.

Từ sau Cách mạng, Xuân Diệu trỏ thành nhà thơ cách mạng đem hết tài năng nghệ thuật, nhiệt tình phục vụ nhân dân, đất nước, cách mạng. Thơ ông hướng mạnh vào thực tế đời sống rất giàu tính thời sự. Ông cố vũ và hăng hái thể nghiệm khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ. Giai đoạn này, Xuân Diệu viết nhiều thể loại thơ, văn, dịch thuật, phê bình nghiên cứu, ở mỗi thể loại đều đạt được những thành tựu nhất định, vẫn là một nhà thơ của tình yêu nhưng nay tình cảm trong thơ Xuân Diệu đã mở rộng ra thành tình cảm công dân, tình cảm xã hội, và nó trở thành thứ tình cảm chủ yếu. Hồn thơ phong phú nay bắt gặp suối nguồn cách mạng đem đến sức sáng tạo phi thường với 13 tập thơ (Ngôi sao, Riêng chung, Mũi Cà Mau - cầm tay, Một khối hồng, ...), 5 tập bút ký, 6 tác phẩm dịch, 16 tập nghiên cứu phê bình thơ (Phê bình và giới thiệu thơ, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, ...).

Xuân Diệu là một nhà. thơ lớn, tài năng nhiều mặt, có vị trí quan trọng trong phong trào thơ Mới cũng như trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

BÀI CÙNG NHÓM