Câu nói của chú Năm: "Chuyện của gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó" đã khái quát một trong những phương diện cơ bản nhất chủ đề của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Nguyễn Thi, qua thiên truyện ngắn này, đã khám phá, phân tích và lí giải sức mạnh, chiến công của thế hệ trẻ miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước không chỉ ở tinh thần, ở thời đại mà còn có nguồn gốc sâu xa trong truyền thống gia đình. Chính sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực sự đã có một dòng sông của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy đã iiên tục chảy từ các thê hệ cha anh đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ anh dũng thời kì chống Mĩ cứu nước. Trong quan niệm của Nguyễn Thi, mỗi con người, mỗi đời người trong một gia đình phải là một khúc sông trong một dòng sông truyền thống.
Khi phân tích và chứng minh ý niệm về một dòng sông truyền thống gia đình của Chiến và Việt liên tục chảy, cần làm rõ những khúc sông nôi tiếp nhau:
- Khúc thượng nguồn của dòng sông được hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt.
- Khúc sông sau của dòng sông được hiện ra qua hình tượng Chiến và Việt.