Cảm nhận của em về đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối thiên truyện số phận con người của Sô-lô-khốp: “Hai... Tổ quốc kêu gọi”

Đề bài:

Cảm nhận của em về đoạn trữ tình ngoại đề cuối thiên truyện số phận con người của Sô-lô-khốp: “Hai con người còi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ Cái gì đang chờ đón họ phía trước? Tự nhiên tôi muốn nghĩ rằng con người Nga đó là người có ý chí kiên cường không gì bẻ gãy được, và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi đã lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như Tổ quốc kêu gọi”.

Bài làm:

Sô-lô-khốp là nhà văn lỗi lạc của nước Nga, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1965. Trước đó, năm 1957, ông viết truyện “Số phận con người“ mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô Viết, khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái - tất cả được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật độc đáo đầy sáng tạo, hấp dẫn vô cùng. Qua hình tượng trung tâm của tác phẩm - nhân vật An-đrây xố-cô-lốp, truyện ngắn Sổ phận con người của Sô-lô-khốp đã khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp của tính cách Nga, như lời khẳng định của nhà văn trong đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối thiên truyện: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Tự nhiên tôi muốn nghĩ rằng con người Nga đó là người có ý chí kiên cường không gì bẻ gãy được, và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi đã lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đưc[ng, nếu như Tổ quốc kêu gọi”.

Hình ảnh những “hạt cát bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ” có ý nghĩa biểu trưng cho số phận của con người là nạn nhân của chiến tranh. Xô-cô-lốp bị chiến tranh phát xít cướp đi người vợ và ba đứa con, phâi sống tha hương sau chiến tranh. Va-ni-a bị chiến tranh cướp đi cả bố và mẹ, trở thành trẻ mồ côi lang thang. Hai con người ấy, hai số phận bi thảm ấy gặp nhau và bù đắp cho nhau những mất mát về tình cảm với sự ấm áp của lòng vị tha mang đậm chất Nga. Câu hỏi “Cái gì đang chờ đón họ phía trước?” là một câu hỏi lớn đặt ra cho hiện tại và tương lai. Số phận những con người như Sô-cô-lốp và Va- ni-a sẽ ra sao? Câu hỏi ấy chỉ có thể có được khi nhà văn nhìn thẳng vào sự thật chiến tranh, nhìn thẳng vào những đau thương, mất mát của con người trong và sau chiến tranh.

Qua phần trữ tình ngoại đề trên, Sô-lô-khốp đã bày tỏ niềm tin tưởng, lạc quan vào sức mạnh của ý chí kiên cường như một phẩm chất tiêu biểu của con người Nga trước cuộc sông của Xô-cô-lốp và Va-ni-a. Dưới cái nhìn hiện thực của nhà văn, Xô-cô-lốp đã trải qua những bất hạnh của số phận bằng một nghị lực như một bản năng sông mạnh mẽ. Và Va-ni—a là niềm an ủi, là nguồn động lực sống cho anh trong cuộc sống đời thường vốn không ít những khó khăn, nghịch lí. Hai số phận bất hạnh gặp nhau đã như một lời hứa hẹn tươi sáng cho tương lai.

BÀI CÙNG NHÓM