Anh (chị) hãy giới thiệu về nhà văn Hê-ming-uê và nguyên lí “Tảng băng trôi” mà ông đề xướng

Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 - 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Hê-minh-uê là con một thầy thuốc. Học xong trung học ông bắt đầu làm phóng viên báo chí. Ông đã từng tự nguyện tham gia đại chiến I, với tư cách cứu thương và bị thương trên đất Italia. Sau chiến tranh, ông tiếp tục làm phóng viên cho báo chí Mĩ ở Châu Âu. ông sống ở Pa­ri cho đến năm 1923. Việc tham gia vào cuộc nội chiến Tây Ban Nha và đại chiến thế giới II đã để lại dấu ấn sâu sắc trong thế- giới quan và sáng tác của ông. ông đã từng đi rất nhiều nơi, trải nghiệm cảm giác cúa mình trong những sở thích như săn bắn, câu cá, đấu bò. Những năm cuối đời, ông sống tại Cu-ba, là một trong những người ủng hộ cuộc cách mạng của nước này. Trong một chuyến đi trở về Mĩ chữa bệnh ông tự sát tại nhà riêng của mình.

Hê-minh-uê nổi tiếng với những tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940)... song truyện ngắn của ông lại được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy, ngay từ tập truyện đầu tay như “Trong thời đại chúng ta”. Dù viết về thể nghiệm của những nhân vật từng tham gia Chiến tranh thê giới thứ nhất và cuộc chiến tranh thê giới chống phát-xít hay viết về những trận đấu bò, săn thú dữ, đấu quyền Anh, dù viết về châu Phi hay châu Mĩ, ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. Điều trước hết thể hiện ở Hê-minh-uê đó là ông là một người xông xáo, không ngừng lăn lộn trên thực tế, tích luỹ vốn sống và kiến thức của mình về nhiều mặt đế’ sáng tác. Những chi tiết, sự kiện trong tác phẩm của õng luôn tạo cho người đọc cảm giác chân thực như mới ùa từ cuộc sống vào trong trang sách. Tự nhận mình lậ nhà văn thuộc “thế hệ vứt đi” nhưng điều đặc biệt là tác phẩm của Hê-minh-uê đã chông lại sự bi quan, buông xuôi trước cuộc sống. Nội dung chính trong Các tác phẩm của ông là việc phản ánh hiện thực gắn liền với tư tưởng nhân đạo. Nó yêu cầu rất cao ở con người, khẳng định con người có khả năng và cần phải luôn luôn vượt qua mọi trở ngại, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt và bi thảm nhất. Về phương diện nghệ thuật, Hê-minh-uê là một người đầy bản lĩnh, luôn luôn say mê, khám phá và sáng tạo. ông nổi tiếng về thi pháp tiểu thuyết độc đáo, là người có năng khiếu biến văn chương báo chí thành văn chương tiểu thuyết với những trang viết ngăn gọn, giản dị, thô ráp, hướng về việc khơi gợi sự thế’ nghiệm nhiều hơn là tả hoặc bình luận. Nghệ thuật đó được ông nâng lên thành một nguyên lí gọi tên là nguyên lí “Tảng băng trôi”.

“Tảng băng trôi” là hình ảnh những núi băng trôi trên đại dương: Bảy phần chìm xuống nước, một phần nổi. Hê-minh-uê phát biểu về nó trong tác phẩm “Chết trong buổi chiều”: “Nếu như nhà văn biết rõ những gì anh ta viết, anh ta có thể bỏ qua nhiều điều từ những gì anh ta biết trước đó. Nếu như anh ta viết trung thực, người đọc sẽ cảm nhận được tất cả những gì bị bỏ qua cũng rõ ràng như thể nhà vãn đã nói ra điều đó. Sự hùng vĩ của tảng băng trôi là ở chỗ chỉ có 1/8 của nó nổi lên mặt nước. Nhưng nếu như nhà vãn nào bỏ qua nhiều chỗ bởi vì anh ta biết thì sẽ để lại lỗ hổng trong truyện”. Năm 1960, khi trả lời phỏng vấn của tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” của Xô Viết ông cũng trả lời: “bảy phần chìm dưới nước cho một phần nhìn thấy được. Phần chìm nền tảng đem lại sức mạnh và sự hùng vĩ cho phần đỉnh mà người ta nhìn thây. Bạn càng biết bao nhiêu phần chìm càng lớn bấy nhiêu và tảng băng của bạn càng hùng vĩ bâ'y nhiêu”. Như vậy, có thể thây, hình ảnh “Tảng băng trôi” thể hiện yêu cầu của Hê-minh-uê đối với tác phẩm văn chương: kiệm lời mà giàu ý nghĩa. Đó là kiểu tác phẩm mở, tác phẩm có mạch ngầm vãn bản, đa nghĩa. Nguyên lí “Tảng băng trôi” yêu cầu phải loại bỏ những điều, những lời chủ quan của tác giả và nhà vãn phải tổ chức văn bản đó thế nào đó để truyền tải cảm nhận của mình về cuộc sống tới người đọc một cách khách quan nhát. Người đọc phải có khả năng liên tưởng, tư duy, tổng hợp để thẩm thấu những mạch ngầm toát ra từ văn bản như một chỉnh thế’ nghệ thuật. Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng để phục vụ đắc lực cho nguyên lí “Tảng băng trôi” là nghệ thuật độc thoại nội tâm cùng với những hình ảnh ẩn dụ được nâng lên tính biểu tượng. Ví dụ như trong tác phẩm tiêu biểu góp phần mang lại giải Nô-ben cho nhà văn năm 1954: “Ông già và biên cả”.

VớI nguyên lí “Tảng băng trôi”, Hê-minh-uê thực sự là nhà văn nổi tiếng không chỉ của Tây Ban Nha mà còn là trên toàn thế giới, một người thực sự để lại ấn tượng sâu sắc trong việc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết và truyện ngắn phương Tây hiện đại.

BÀI CÙNG NHÓM