Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thư Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm: "Bên kia sông Đuống... Vài ba vết máu loang chiều mùa đông." (Văn 12. NXB GD 1992)

Để trả lời câu hỏi có nên làm thơ không, trong bức "Thư gửi một nhà thơ trẻ", Rainer Maria Rilke viết: "Hãy truy cứu cái nguyên do khiến mình cầm bút; hãy kiểm tra xem nó có bắt rễ từ chỗ sâu xa nhất của trái tim không; hãy tự thú xem nếu không viết liệu mình có chết không? Và trước hết hãy tự hòi mình vào giờ khắc tĩnh mịch nhất trong đêm: Ta có phải viết không Nếu ông có quyền đáp lại câu hỏi nghiêm trọng ấy bằng một lời mạnh mẽ và giản dị rằng: "Ta phải viết" thì ông hãy xây đời mình trên sự tất yếu đó". (Thư gửi một nhà thơ trẻ - NXB Hội Nhà văn, H, 1996). Cứ theo lời khuyên trên của Rilke, thì vào cái đêm tháng 4.1948 ấy nếu không viết Bên kia sông Đuống có lẽ Hoàng Cầm không sống nổi. Ông sẽ "chết" vỉ những đớn đau, uất hận không được giải toả bằng thơ. Chẳng thế mà đọc bất kỳ đoạn nào trong bài thơ ấy, ta đều thấy mạch thơ cuốn cuộn chảy, trào dâng biết bao là yêu thương, nhung nhớ, biết bao câm giận, xót xa... Đoạn thơ sau đây là một đoạn thơ như thế:

“Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô,

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm

Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khua giày đinh đạp gãy quán gầy teo

Xì xồ cướp bóc

Tan phiên chợ nghèo

Lá đa lác đác trước lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông.

Trong cái ngày "giặc tràn lên đốt phá" năm xưa, đứng bên này nhìn về Bên kia sông Đuống, biết bao hình ảnh thân thiết nơi quê hương hiện lên trong nỗi nhớ da diết của nhà thơ. Trong nỗi nhớ ấy, hình ảnh người mẹ già nua, gầy yếu, tất tả giữa cảnh quê hương đói nghèo, bị giặc dày xéo đã để lại một ấn tượng thật đậm trong lòng người đọc.

Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cỗi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô,

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thép giấy dầm hoen sương sớm

Chừng ấy dòng thơ cũng đủ để khác vào lòng ta hình bóng của người mẹ; cũng đủ diễn tả niềm cảm thương da diết của nhà thơ đối với những bà mẹ suốt đời một nắng hai sương, gió mưa lặn lội; suốt một đời nhọc nhằn, lam lũ... Có một cái gì rất đỗi quen thuộc với mỗi người Việt Nam không biết tự đời nào. Từ xa xưa cho đến hôm nay, biết bao nhiêu người mẹ đã trở thành những tượng đài bất tử, đổ bóng xuống những trang thơ. Hình ảnh những người mẹ, người vợ, hai vai gánh nặng, dáng dấp hao gầy, lặn lội bươn trải nuôi chồng, nuôi con, ta đã từng được thấy từ trong ca dao, từ ngày xửa ngày xưa qua lời ru của mẹ:

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Nguyễn Du ngày xưa khi chiêu hồn những vong linh bất hạnh, chắc cũng nghĩ đến thân phận những người mẹ nghèo. "Đòn gánh tre chín rạn hai vai". Câu thơ trong Văn chiêu hồn, đã để lại vết bỏng rát trong tâm khảm người đọc suốt hơn hai thế kỷ. Không phải ngẫu nhiên sau này, nhà thơ Tố Hữu đã lấy hình tượng bà mẹ gánh gồng để làm biểu tượng cho cả một dân tộc giàu đức hy sinh:

Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!

Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều

Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng

Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng

Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời...

Hình ảnh ấy đã trở nên quen thuộc với người đọc. Tuy thế, hình ảnh người mẹ trong thơ Hoàng Cầm vẫn có một sức ám ảnh riêng:

"Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong"

Hai tính từ "già nua", "còm cõi" muốn thể hiện được hình bóng một người mẹ mà thời gian, năm tháng và muôn nỗi gian truân, nhọc nhằn đã vắt kiệt sinh lực Nhưng "còm cõi" có lẽ còn có nghĩa là gánh hàng rong còm cõi; nó còm cõi như thân hình bà mẹ. Cái gánh hàng rong nghèo nàn. được nhà thơ miêu tả thật tội nghiệp:

Dăm miếng cau khô,

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm

Biện pháp liệt kê với mấy từ chỉ số lượng: dăm, mấy, vai đa biểu đạt được cái vẻ lèo tèo, của gánh hàng rong của mẹ. Cuộc sống khốn khó đã phô bày ngay trên những mặt hàng quá nghèo nàn mẹ gánh đi từ chợ này đến chợ khác với tấm thân "còm cõi, già nua", "bước thấp, bước cao" trong làn sương sớm lạnh. Niềm xót thương thấm thía trong từng câu, từng chữ. Trong thời bình mẹ đã vất vả lo toan, trong chiến tranh mẹ càng vất vả hơn và nỗi khổ của mẹ như nhân lên gấp nhiều lần. Nỗi thương cảm trào dâng đối với mẹ, chuyển thành những dòng thơ đầy uất hận đối với kẻ thù:

Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khua giày đinh đạp gãy quán gầy teo

Xì xồ cướp bóc

Tan phiên chợ nghèo.

Bốn câu thơ này đă tạo nên một bức tranh tương phản gay gắt với mấy câu trên. Một. bên là hình ảnh bà mẹ "còm cõi, già nua", lẩy bẩy cùng "gánh hàng rong" nghèo khổ, trong cái quán chợ "gầy teo"... Một bên là "lủ quỷ mắt xanh trừng trợn" hùng hổ "khua giày đinh", "đạp gãy quán", "xì xồ cướp bóc"... Ta bỗng nhớ tới hình ảnh Bà má Hậu Giang trong thơ Tố Hữu. Đối lập với bà má già yếu "lẩy bẩy như tàu chuối khô" là thằng Tây "mắt xanh mũi lõ" "dốc gươm dài tuốt vỏ cầm tay". Nó bước vào túp lều của má:

Rung rinh bậc cửa tre gầy

Nghênh ngang một ống chân đầy lối đi

cũng là sự đối lập gay gắt giữa bọn tham tàn bạo ngược và một bà mẹ gầy yếu "lẩy bẩy như tàu chuối khô". Bút pháp đối lập đã giúp Tố Hữu vạch trần sự hung bạo của kẻ thù; đồng thời ngợi ca sức mạnh tinh thần vỉ đại của bà mẹ anh hùng.

Trong thơ Hoàng Cầm, bút pháp ấy nhấn mạnh tính chất bất lương cua bọn xâm lược, đồng thời tô đậm tình cảm vô cùng đáng thương của bà mẹ những ngày loạn lạc. Đoạn thơ kết lại bằng hình ảnh thật đau xót:

Lá đa lác đác trước lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông.

Hai câu thơ chuyển sang thể lục bát, mang âm điệu thảm thiết, thê hương. Lời thơ gợi tả một cách cảm động cảnh làng quê trong chết chóc, hoang tàn, vẫn là hình ảnh làng quê quen thuộc với cây đa quán nước, nhưng sao buồn thảm lạ: một mái lếu xiêu đổ, nững chiếc lá đa 'lác đác", vài ba vết máu loang trên mặt đất dưới ánh "chiều mùa đông" ảm đạm... Cảnh quê hương vừa chân thực tới từng chi tiết vừa mang tính biểu tượng cùa một miền quê "đầy bóng giặc". Còn đâu hình ảnh quê hương yên bình với dòng sông Đuống êm trôi lấp loáng, với đôi bờ "cát trắng phẳng lì", với "xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc"! Còn đâu "những hội hè đình đám" tưng bừng rộn rã buổi đầu xuân! Tất cả "giờ tan tác về dâu tất cả "đi đâu, về đâu ?"...

Đoạn thơ tuy ngắn (11/134 dòng) nhưng là một nốt nhạc thật cảm động trong bài ca dài Bên kia sông Đuống. Nó vừa tha thiết, trầm lắng yêu thương, vừa mãnh liệt, tuôn trào căm giận. Dòng cảm xúc tuôn trào ấy bắt nguồn từ tình yêu đất nước quê hương đằm thắm, thuỷ chung; một tình yêu đã thấm vào máu thịt và luôn luôn sục sôi trong trái tim và huyết quản Hoàng Cầm. Tinh yêu mãnh liệt ấy, trong một hoàn cảnh nào đó, khi bị dồn nén đến tột cùng thì trái tim nhà thơ không chịu nổi. Nó phải oà vỡ thành thơ và đã vờ oà thành Bên kia sông Đuống trong một đêm cách đây vừa tròn nửa thế kỳ.

BÀI CÙNG NHÓM