Viết đoạn văn phân tích nét đặc sắc của cách dùng chữ “đế” trong câu thơ “Nam quốc Sơn hà Nam đế cư” (bài thơ “Nam quốc Sơn hà” của Lí Thường Kiệt)

Người xưa coi trời là dâng tôi cao và chỉ có vua mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Người Trung Hoa cổ đại từng tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được coi là Thiên tử - con trời. Tất cả mọi thứ có trên mặt đất đều là cửa “Thiên tử”. Bởi thế, để phân biệt với vua của các quốc gia khác, vua Trung Hoa tự xưng là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ cọi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Nhưng trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, tác giả đã cố ý dùng từ “đế” để chỉ vua của nước Nam ta: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”- “Đất của nước Nam thì vua nước Nam ở”. Chữ “đế” trong từ “Nam đế” có hàm ý đưa vua nước Nam sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa hùng mạnh. Hơn thế nữa, nói Nam đế cư là có hàm ý nói rằng vua của nước Nam cũng là Thiên tử chứ không phải là một ông “vua nhỏ” dưới quyền cai quản của Hoàng đế Trung Hoa.

BÀI CÙNG NHÓM