Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua các bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư (“Xa vọng Lư sơn bộc bố”), “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch,“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (“Hồi hương ngẫu thư") của Hạ Tri Chương

Mỗi nhà thơ một phong cách; trước đề tài tình yêu quê hương đất nước các thi nhân đã thể'hiện tình cảm ấy thật đa dạng muôn màu muôn vẻ. Cùng viết về đề tài này, Lí Bạch có Xa ngắm thác núi Lư (“Xa vọng Lư sơn bộc bố), “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ), Hạ Tri Chương có “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (“Hồi hương ngẫu thư"). Các bài thơ ấy đều bộc lộ một tấm lòng tha thiết với quê hương ruột thịt của mình.

Yêu quê hương là yêu mến, ngợi ca những cảnh trí đẹp đẽ, phi thường của quê hương, đất nước mình. Lí Bạch đã mang tâm niệm như vậy khi viết “Xa ngắm thác núi Lư” (“Xa vọng Lư sơn bộc bố”). Bài thơ dựng lên cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ; khung cảnh ấy tiềm ẩn một niềm kiêu hãnh, một niềm tự hào và thán phục:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưư trực há tam thiển xích

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên

nghĩa là:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

Ánh sáng mặt trời chiếu xuống đỉnh núi Hương Lô khiến những vạt khói tía (màu tím) bay nhẹ nhàng, mơ màng trên đỉnh núi. Từ xa trông lại, thác nước như được treo giữa mây trời mà đầu thác sương khói mơ màng, bay bổng. Cái hùng vĩ, tráng lệ và cảm xúc đột ngột mà khung cảnh ấy gợi ra khiến tác giả ngỡ ngàng như dải Ngần Hà tuột khỏi mây mà rớt xuống nhân gian. Ngân Hà là dòng sông sao. với vẻ đẹp huy hoàrig, lấp lánh, trảng lệ của muôn triệu vì tinh tú. Nhìn dòng thác mà “Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên” thì dòng thác ấy hẳn tuyệt đẹp đến nhường nào. Bài thơ hàm chứa một niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của non sông gấm vóc.

Què hương xứ sở gần gũi, đẹp đẽ và ân tình nên nếu có một ngày xa quê hẳn các thi nhân đều mang trong lòng nỗi nhớ khắc khoải, day dứt như Lí Bạch trong “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (“Tĩnh dạ tứ”):

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sượng

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.

Bài thơ được dịch là:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương.

Nhắc đến trăng là nhắc đến mảnh trăng quê hiền hòa, êm dịu và như thể nhắc đến trăng là nhắc đến quê hương. Trăng đã đánh thức người trong đêm thanh tĩnh, khi thấy trăng rọi sáng ở đầu giường lòng người trằn trọc không ngủ được. Trong trạng thái mơ màng của giấc ngủ chập chờn, thi nhân có sự nghi ngờ rất đẹp: ánh trăng rọi mà ngỡ mặt đất phủ sương. Tâm trạng tác giả dường như luôn có cái chập chờn, khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ li hương. Nhìn vào sương nhưng còn là nhìn vào một cõi xa xôi, mông lung như tìm kiếm một điều gì rất gần gũi, thiêng liêng.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

Cảnh vật và tình cảm tâm trạng đan xen, kết hợp như đang hòa quyện nhau không thể nào tách bạch. Trăng rất sáng, rất đẹp nhưng lòng người ‘không thề vui với trăng được mà ngược lại, dù ngẩng hay cúi đầu thì nỗi nhớ quê day dứt, vẫn tồn tại, vẫn khắc khoải trong lòng tác giả: ngầng đầu thì gặp trăng, trăng gợi đến trăng quê, gợi đến quê hương; cúi đầu thì hình ảnh quê hương chập chờn không sao rời ra được. Cảnh vui, cảnh đẹp nhưng người nhớ, người sầu thì có cảnh cũng chỉ làm sầu thêm thôi.

Chính bởi có tấm lòng thiết tha luôn hướng về quê hương như vậy nên mới có một hình ảnh con người “Hồi hương ngẫu thư” cảm động như Hạ Tri Chương:

“Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiểu vấn khách tòng hà xứ lai?”

Bái thơ được dịch thành thể lục bát:

"Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không dổi, sương pha mái đầu

Gặp nhau mà chẳng biết nhau

Trẻ cười hỏi "Khách từ đâu đến làng".

“Lá rụng về cội”, như quy luật của muôn đời, thuở trẻ dẫu tung hoành trời bế nhưng đến khi già người người vẫn muốn trở lại cố hương. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên cũng vậy. Điều đáng quý là dầu xa quê đến mấy chục năm nhưng “Hương âm vô cải” dù “mấn mao tồi”. Mái tóc đã pha sương nhưng giọng quê không đổi. Thời gian có thể làm bạc mái đầu, làm thay đổi mọi thứ nhưng không thể nào làm phai nhạt tiếng nói của quê hương, tình cảm đối với quê hương. Nghĩa tình ấy thật thiêng liêng, cảm động. Bởi vậy nên, câu chào hỏi vô tình của đám trẻ trong làng: “Khách từ đâu đến làng” đã khiến nhà thơ sững sỡ, hụt hẫng. Hẳn ông đã vui sướng, xúc động biết bao khi trở lại mảnh đất quê hương yêu dấu

Mỗi bài thơ một màu sắc, một cách thể hiện song tất thảy đều thể hiện một tấm lòng gắn bó chân thành với quê hương, xứ sở. Với những bài thơ như vậy, thơ ca đã bồi đắp cho con người những tình cảm vô cùng cao đẹp, thiêng liêng.

BÀI CÙNG NHÓM