Tuổi thơ của ai chẳng có những kí ức về người bà của mình. Khó có thể quên những đêm trời lạnh được bà ôm trong lòng và nghe những câu chuyện cổ tích bà kế. Chính vì vậy, viết về người bà, chính là một mảng để tài thu hút khá nhiều cây bút. Tiêu biểu là Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, và “Đò lèn” của Nguyễn Duy.
Bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy được viết nãm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu. Trong dòng hồi ức xưa hình ảnh người bà trong kí ức của tác giả đã hiện lên thật đặc biệt. Nguyễn Duy sống với bà ngoại từ nhỏ cho nên bà ngoại là hình ảnh rất đỗi gần gũi và quen thuộc đô'i với nhà thơ. Trước hết, hình tượng người bà hiện lên với sự vất vẳ, lam lũ:
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”.
Trước khi nhận ra sự cơ cực, vất vả để lo toan cho cuộc sống của người bà, tác giả đã tái hiện lại tuổi thơ của mình:
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bỉnh Lăm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền sòng”
Tác giả đã nhìn lại chính minh một cách chân thực, đó là sự vô tư, ham chơi và đôi khi còn có cả những trò nghịch dại. Và khi tác giả nhận ra “Tôi đâu biết, bà tôi cơ cực thế”. Câu thơ như sự giật mình của tác giả về sự vất vả của bà. Từ “thập thững” đã nói lên tất cả. Nếu trong bài thơ Bên kia sông Đuông, nhà thơ Hoàng Cầm viết:
“Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp bên bờ tre hun hút”
“Bước cao thấp” mới chỉ gợi lên liên tưởng đến hình ảnh con đường không bằng phẳngnhưng khi Nguyễn Du viết “Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn” Thì bạn đọc không chỉ thấy hiện ra một con đường gồ ghề, một đêm đông buốt giá mà từ “thập thững” còn đem lại cảm giác gánh hàng đang nặng trĩu trên vai người bà. Chính những vất vả ấy đã khiến tác giả không chỉ thương bà mà tác giả còn thấy bà có những vẻ đẹp của tiên, phật, thánh, thần
“Tôi trong suốt đời giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên, phật, thánh, thần”
Không những thế, hình tượng người bà trong bài thơ còn có tinh thần lạc quan, vượt lên mọi khó khăn mà cuộc chiến tranh đem lại.
“Bọn Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn"
Vậy là, chỗ che mưa, che nắng, sớm tôi đi về đã bị bom Mĩ đánh bay mất nhưng không vì thế mà bà đầu hàng trước khó khăn trái lại bà vẫn vượt lên hoàn cảnh để lao động. Có thể thấy tình thương của bà dành cho tác giả luôn thầm lặng, bà luôn mong mỏi những điều tốt đẹp nhất đến với người cháu của mình:
“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”
Khép lại bài thơ là một nỗi buồn của tác giả khi bà đã không còn, người cháu giờ đây đã lớn trở về thăm bà thì “ bà chỉ còn là một nấm cỏ”.
Bài thơ Đò Lèn không chỉ đơn thuần là đòng hoài niệm về tuổi thơ xừa mà bài thơ còn là lòng cảm ơn của người cháu đối với bà