Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua nói: “Dòng suối... Tổ quốc”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Liên hệ bản thân, em hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về lòng yêu quê hương, đất nước

Đề bài:

Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua nói: “Dòng suối đỏ đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang von-ga, con sông von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Liên hệ bản thân, em hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về lòng yêu quê hương, đất nước

Dàn bài:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ các câu thơ:

Ai quên cho được mái tranh nâu

Luống đất bờ ao với nhịp cầu

Mồ mả ông bà chôn giữa đất

Lòng người, lòng đất cảm thông nhau.

của nhà thơ Kiên Giang dẫn tới câu nói bất hủ của nhà văn I-a-li-a Ê-ren-bua.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Giải thích

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng. Nhà văn Ê-ren-bua đã diễn tả bằng các hình ảnh hết sức sinh động và hấp dẫn. Hình ảnh so sánh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển” nghĩa là “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

* Vì sao như thế?

Bất cứ ai cũng đều ra đời và trưởng thành trong một môi trường rất cụ thể (gia đình, làng xóm..). Đó là những con người, những cảnh vật gắn bó khăng khít máu thịt nhát. Bởi vậy, nếu không có tình cảm sâu sắc thiết tha đốì với những con người đã sinh thành ra mình thì không thể nào có tình cảm đối với dân tộc rộng lớn được. Không yêu cảnh vật khăng khít với tuổi thơ mình, với cả cuộc đời mình thì làm sao có thể có tình yêu quê hương đất nước được (Dẫn chứng).

Nói lòng yêu quê hương, làng xóm, miền quê là nhằm lên án những người chỉ nói yêu nước suông, hết sức mơ hồ trừu tượng mà ít có những biểu hiện thiết thực và cụ thể (Dẫn chứng).

2. Suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước của mình

- Thấu hiểu điều kiện, hoàn cảnh đất nước hiện nay để xác định trách nhiệm của bản thân mình.

- Tự hào truyền thông anh hùng của dân tộc, vững tin vào sự quyết tâm đổi mới của Đảng để đưa đến dân giàu nước mạnh.

- Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước:

+ Sống vì mọi người, yêu thương những người thân xung quanh mình bằng thái độ cụ thể là chăm sóc, giúp đỡ, vâng lời, lễ phép.

+ Yêu quý, giữ gìn tài sản gia đình, tài sản công cộng.

+ Khi còn đi học, chăm chỉ học tập, chăm chỉ lao động, tu dưỡng rèn luyện mình, tích cực tham gia mọi hoạt động xã hội công ích nhà nước và địa phương khu phố làng xóm tổ chức.

Từ đó, bồi dưỡng lòng yêu nước, tình yêu nhân dân có ý thức là lòng yêu nước gắn liền với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

- Yêu nước không chỉ là bổn phận của công dân mà còn là tình cảm cao quý, thiêng liêng.

- Không thể yêu nước hiểu chung chung, mơ hồ, trừu tượng, mà phải yêu nước bằng hành động, thái độ cụ thể trong hoàn cảnh đất nước đang đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay.

BÀI CÙNG NHÓM