Phê phán cái ác cái xấu là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn chân chính. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc tìm hiểu nhân vật A Sử trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và lão đàn ông làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Dòng thời gian luôn âm thầm và lặng lẽ trôi - nó như một cung đàn bật lên những âm thanh xô bồ và thanh thoát bởi vậy mà đại thi hào Nguyễn Du viết: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Nỗi niềm ấy đâu phải chỉ riêng Nguyễn Du, đâu chỉ riêng Truyện Kiều mà là mối quan tâm thường trực của những người nghệ sĩ chân chính của những tác phẩm văn chương chân chính. Bởi văn học sẽ không là cái gì cả nếu như nó không vì con người. Người nghệ sĩ đích thực bao giờ cũng là nhà nhân đạo từ trong cốt truyện. Họ mang mối quan tâm thường trực vì người cho nên họ xem việc lên án cái xấu cái ác là nghĩa vụ của người cầm bút. Tô Hoài với Vợ chồng A Phủ, Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa đã đạt tới điều đó.

Văn chương chân chính là văn chương vì người, phục vụ người, văn chương ấy, ra đời trong những buồn vui cùa loài người và sẽ ở lại với loài người cho đến ngày tận thế (Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh). Văn chương ấy phải mang giá trị nhân đạo sâu sắc bởi nhà văn cũng chính là nhà nhân đạo. Những cây bút chân chính bao giờ cũng sáng tác dưới ánh sáng của tình cảm nhân đạo ấy. Thạch Lam từng giãi bày: Đối với tôi, văn chương không phải là mang đến sự thoát li hay sự lãng quên. Nó là thứ khí giới thanh cao và đắc lực để tố cáo một xã hội giả dối và tàn ác làm cho lòng người thêm xanh sạch. Còn Nam Cao lại đưa ra quan điểm một tác phẩm văn học có giá trị: phủi vượt lẽn mọi bờ cõi và giới hạn, nó ca ngợi tình thương, bác ái, sự công bằng. Nó làm cho người gần người hơn. Bên cạnh việc phát hiện khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người, văn chương cần phải chỉ ra, lên án cái ác, cái xấu. Bởi vì trong muôn mặt của đời sống cái ác cái xấu là điều mà dẫu chúng ta không thích nó vẫn luôn tồn tại.
Hành trình rộng dài của văn học cũng chính là hành trình miệt mài của người nghệ sĩ đấu tranh với cái xấu cái ác. Tô Hoài với Vợ chồng A Phủ, Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa là những nhà văn chân chính đã nói lên tiếng nhân đạo của mình trong việc lên án cái ác cái xẩu qua những hình tượng nghệ thuật sống động: A Sử và lão đàn ông.

A Sử là con đẻ của chế độ phong kiến chúa đất ở miền núi Tây Bắc. Quyền lực của kẻ thống trị nơi rẻo cao đã mang đến cho hắn vị thế của một thiên tử bởi điều đơn giản thống lí Pá Tra mang uy lực của ông trời con nhà Pá Tra giàu, Tây lại cho nhiều muối về bán. Đó chính là ấn tượng của người đọc về gia đình thống lí cường quyền ắt sẽ dẫn đến tiền quyền. Dễ hiểu vì sao biết bao cô gái Mèo nhà lành đã phải nuốt nước mắt sợ A Sử khi hắn bộc lộ ý định: cho tôi đứa con gái này, còn tiền thì bố tôi bảo đã... rồi. Mị người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, cô tâm hồn mộng mơ, ấp ủ một tình yêu đẹp đã bước chân về nhà thống lí Pá Tra trong cảnh ngộ ấy, khi mà cha mẹ Mị vay tiền của nhà thống lí khi họ lấy nhau và cuộc hôn nhân của cô mới có thể xóa đi món nợ truyền kiếp ấy mà thôi. Nhân danh người chồng, A Sử đã chà đạp cuộc đời Mị, biến Mị thành bông hoa ban tinh khiết của núi rừng Tây Bắc thành con trâu con ngựa, con rùa lầm lũi trong xó cửa. Người đọc xót xa biết bao trước cảnh Mị đang bồi hồi rạo rực chuẩn bị đi chơi xuân, bị A Sử trói đứng vào cột nhà bàng thúng dây đay; A Sử dùng chân đạp vào mặt Mị để cô gã dúi mặt vào bếp lửa.

Mang uy lực của kẻ thống trị, A Sử đã hủy diệt biết bao cuộc đời. Từ một chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi, chỉ vì không chấp nhận thói hung hãng của A Sừ, A Phủ đã biến thành thân trâu ngựa cho nhà thống lí. Cuộc đụng độ của trai làng đã mang đến cho A Phủ cái tội tày đình: Mày đánh con quan làng lẽ ra mày phải chết nhưng làng tha cho mày được sống mà trả nợ. Cuộc xử kiện diễn ra ngay tại nhà thống lí trong khói thuốc phiện mà ở đó nguyên đơn cũng chính là quan tòa thì làm gì có công lí. Kết cục là chàng trai vì một lẽ công bằng tự do đã bị đánh, phải tự đào hố chôn cột, tự lấy dây mây cho người ta trói lên chân mình rồi lê chân đau mổ lợn cho cả làng phạt vạ mình; mở đầu cho chuỗi ngày ở đó cơ cực chỉ vì để hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị trói đứng để chờ cái chết trong nhà thống lí, đã có biết bao kiếp người phải chịu nhục hình oan khuất như thế. Khi Mị cắt sợi dây mây cởi trói cho A Phủ và cùng chạy trốn cũng là lúc những người khốn khổ đã tạo thành liên minh để chống lại kẻ thù chung. Sức mạnh của lòng khao khát tự do đã đưa những người khốn khổ tìm đến với cách mạng. Điều đó đồng nghĩa với việc cái áo của kẻ thống trị như A Sử đã lùi vào kí ức.

Xây dựng hình tượng nhân vật A Sử, nhân vật tố cáo tội ác phong kiến của chúa đất miền núi Tây Bắc.

Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ngòi bút của ông mang tính sử thi - lãng mạn.

Từ sau 1980 ông đã trở thành một trong những cây bút tiên phong của thời kì đổi mới, từng được đánh giá là người mở đường tinh anh của văn học nước ta hiện nay (Nguyên Ngọc). Với tâm niệm nhà văn viết văn đứng trước pháp trường trắng, viết văn là đi tìm hạt ngọc ẩn giấu bén trong tâm hồn người, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu hướng về những cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Để rồi những trang văn của ông, người đọc nhận ra rằng: cuộc chiến đấu vì nhân cách và phẩm giá người luôn là cuộc chiến cam go và chưa có hồi kết dù chúng ta đã thắng lợi vẻ vang trong chiến tranh giành lại độc lập. Chiếc thuyền ngoài xa được viết sau Vợ chồng A Phủ hơn ba mươi năm. Ở tác phẩm, gương mặt của cái ác hiện lên qua hình ảnh lão đàn ông làng chài.

Hình ảnh gã đàn ông xuất hiện lần đầu trong một tình huống đặc biệt, qua sự cảm nhận của Phùng, nhân vật ít nhiều mang bóng dáng của chính tác giả. Theo yêu cầu của tác phẩm Phùng đến vùng biển, vốn là chiến trường trước đây anh đã từng chiến đấu để chụp tấm ảnh đưa vào bộ lịch với chủ đề "thuyền và biển". Sau một tuần phục kích, anh đã chụp được một cảnh đắt trời cho, đó là cảnh chiếc thuyền đẹp như mơ ẩn hiện trong màu hồng của sương mai. Không khí hạnh phúc của người nghệ sĩ sáng tạo đã tới chân lí của nghệ thuật ấy là khi anh tự hỏi: hình như ai đó đã nói rằng cái đẹp chính là đạo đức. Ấy vậy mà khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, Phùng đã phải đối mặt với một sự thật cuộc đời đau lòng: tấm thảm kịch gia đình làng chài mà diễn viên và đạo diễn không ai khác chính là người chồng - người cha của gia đình này.

Lão đàn ông làng chài với mái tóc rối bù tổ quạ, cái lưng cong như mui thuyền, những vết chân in trên cát... tất cả toát lên một vẻ hoang sơ, dữ dàn. Lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc dây lưng của lính ngụy vụt tới tấp lên người đàn bà, người vợ của mình. Lão vừa vụt vừa rít lên đầy đau khổ: Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ. Và cũng chính lão chõ lên thuyền như quát: cứ ngồi nguyên đấy động đậy tao giết cả mày đi bây giờ. Tất cả những hành động của lão diễn ra trước con mắt của Phùng. Phẩm chất người lính không chấp nhận bất công ngang trái trong anh đã khiến Phùng lao đến cứu người đàn bà trong tâm thế của người lính cửu nạn. Lần thứ hai, chiếc thuyền lưới vó xuất hiện và tất cả lại diễn ra y như lần trước chỉ có điều, nếu lần trước đứa con trai giằng được chiếc thắt lưng của lão, sau khi chịu đựng hai cái tát thì lần này cậu bé đã thủ sẵn một con dao găm giấu trong cặp quần. Rất may đứa chị gái đã tước lại được con dao. Phùng đã đánh nhau với gã đàn ông làng chài và bị thương nhẹ. Tại chính mảnh đất này, Phùng và đồng đội chiến đấu để giữ gìn từ tay kẻ thù anh đã đổ máu bởi chính những người mà trước đây anh bảo vệ.

Có ai ngờ rằng vùng đầm phá yên tĩnh đến hoang sơ như nơi chốn bị bỏ quên của đất nước lại mang trong nó một sự thật tàn khốc đến như vậy. Không ai khác lão đàn ông là hiện thân của cái ác và nạn nhân không ai khác chính là người vợ, con của lão. Người đàn bà hàng chài âm thầm chịu đựng những trận đòn của chồng và chỉ xin một đặc ân chồng đưa mình lên bờ mà đánh. Những đứa con hằng ngày chứng kiến cảnh bố đánh mẹ đã bị tổn thương nặng nề.

Trong câu chuyện của tòa án huyện, nghệ sĩ Phùng đã hiểu được nguyên nhân của việc bạo lực cùa gia đình làng chài. Điều gì đã khiến chàng trai cục tính, nhưng hiền lành trở thành gã chồng độc ác. Câu trả lời chính là đói nghèo và nhận thức tăm tối cuộc sống túng thiếu triền miên của gia đình làng chài đã biến người đàn ông trở nên hung tợn dữ dằn mà theo như lời người vợ thì cứ khi nào kho quá là lôi ra đánh, lão đánh vợ bằng bất cứ lí do gì, đánh như cần giải tỏa nỗi uất ức buồn. Phùng thấy rõ: lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách quật tới tấp vào lưng người đàn bà, mái tóc ổ quạ, lão đi chân chữ bát, hai con mắt đầy vẻ giận dữ vừa là kết quá của sự đẽo gọt thô sơ của tạo hóa, vừa là nạn nhân của đỏi khổ, dữ dội, vừa là giới hạn gieo bao đau thương cho người thân của mình. Nói cho cùng lão chồng không hẳn là người xấu xa đê tiện, không đáng khinh bỉ. Nhưng dù thế nào, ta cũng không thể chấp nhận lí do vì hoàn cảnh mà gã đàn ông trút tất cả hận thù lên vợ. Sự xuất hiện của lão trong tác phẩm là điển hình của nạn nhân bạo hành trong gia đình của kiểu người thiếu bản lĩnh, vừa là nạn nhân nhưng cũng vừa là tay sai của hoàn cảnh. Điều khủng khiếp của tình trạng bạo hành gia đình chính là việc nó gieo vào trái tim non dại của trẻ thơ những gai nhọn và nọc độc của tàn bạo thô lỗ, hận thù. Tận mắt chứng kiến bố hành hạ mẹ dã man, thằng em vì thương mẹ mà điên cuồng cầm dao lao vào bố. Còn chị nó, dẫu cõi lòng tan nát, cô bé vẫn đủ can đảm vật lộn để tước con dao trong tay thằng em, ngăn không cho nó làm việc trái ngược luân thường đạo lí. Thằng Phác thương mẹ một cách bồng bột theo kiểu một cậu bé trai vùng biển chưa đủ khôn lớn, nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi giọt nước mắt chứa đầy trong những lỗ rỗ chằng chịt. Nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ờ dưới thuyền này thì mẹ nó không bị đánh. Con dao trong tay thằng bé không chỉ làm cho nó tổn thương mà còn gợi bao lo âu: cha nó đã làm một việc trái đạo, liệu rằng hành động vô đạo có xảy ra?

A Phủ của Tô Hoài khép lại bằng sự tố cáo chung của những thế lực đen tối, ấy là khi Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, sổng cuộc đời mới tràn đầy nụ cười. Trong khi đó, Chiếc thuyền ngoài xa tuy kết thúc mà những phận người phận đời kham khổ vẫn không thôi ám ảnh. Đó là những cảm giác của nghệ sĩ Phùng: Mỗi lần nhìn vào tấm ảnh đen trắng trong bộ lịch treo trên tường anh đểu nhìn thay... và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy người dàn bà lam lũ bước ra. Tác phẩm ra đời từ năm 1983 khi mà cuộc giải phóng dân tộc ta đã hoàn thành xuất sắc. Song cuộc đời cách mạng vì người ở thời điêm đó dường như mới thật sự bắt đầu.

Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những tác phẩm xuất hiện cách nhau hơn ba mươi năm sống cùng chung một tiếng nói: Lên án cái ác, cái xấu. Tiếng nói ấy thôi thúc từ khi con tim của người nghệ sĩ đau đáu nỗi lòng của người. Chính tiếng nói ấy đã khiến các nhà văn tìm đến một nghệ thuật độc đáo có ý nghĩa.

BÀI CÙNG NHÓM