Từ cảm nhận của mình về hình tượng Lor-ca, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên

Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ - chiến sĩ, vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát-xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy, chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất. Từ cảm nhận của mình về hình tượng Lor-ca, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu của thơ chống Mĩ; cũng là cây bút luôn nỗ lực cách tân sau 1975, nổi bật là sự tìm kiếm những cách biểu đạt mới trong thơ.

- Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ lấy cảm hứng từ cái chết bi phẫn của nhà thơ lớn người Tây Ban Nha bị bọn độc tài Phrăng-cô giết hại năm 1936; là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo.

- Trích dẫn ý kiến.

2. Giải thích các ý kiến

- Ý kiến thứ nhất: nghệ sĩ - chiến sĩ là người vừa hoạt động nghệ thuật vừa tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội; ý kiến đã nhìn nhận Lor-ca gắn với đấu trường chính trị, với cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại chế độ độc tài.

- Ý kiến thứ hai: nghệ sĩ thuần túy là người chỉ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, dam mê và chuyên chú sáng tạo cái đẹp; ý kiến đã nhận định Lor-ca trong đời sống nghệ sĩ, trước sau chỉ thuộc về niềm dam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng đã bị giết hại bi thảm, oan khuất.

3. Cảm nhận về hình tượng Lor-ca

Thí sinh có thể cảm nhận theo những hướng khác nhau, nhưng cần làm rõ các phương diện chính của hình tượng Lor-ca.

- Nội dung hình tượng:

+ Chân dung người nghệ sĩ tài hoa, lãng tử, đơn độc.

+ Số phận oan khuất, bi thảm. 

+ Sự bất tử của Lor-ca cùng nghệ thuật của ông.

- Nghệ thuật khắc họa:

+ Bút pháp tượng trưng, siêu thực.

+ Lời thơ giàu nhạc tính.

+ Nghệ thuật đối lập, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,...

4. Bình luận về các ý kiến

- Hai ý kiến trên là hai cách đánh giá, cảm nhận về hình tượng Lor-ca. Ý kiến thứ nhất xuất phát từ con người Lor-ca ngoài đời để hiểu hình tượng Lor-ca trong tác phẩm; ý kiến thứ hai xuất phát từ văn bản tác phẩm để hiểu hình tượng Lor-ca.

Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình về các ý kiến; cần nhận thức được việc tham khảo những tài liệu ngoài văn bản là cần thiết, nhưng căn cứ cuối cùng và quan trọng nhất trong cảm thụ nghệ thuật nói chung, cảm nhận hình tượng Lor-ca nói riêng, vẫn là văn bản tác phẩm.


BÀI CÙNG NHÓM