Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ đề của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Theo anh (chị), đó là một câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt dẹp hơn

Là một tác giả nổi bật trong Tự lực văn đoàn nhưng nhiều tác phẩm của Thạch Lam khiến các nhà phê bình băn khoăn không biết nên xếp vào khuynh hướng nào: lãng mạn hay hiện thực. Đó là các tác phẩm lấy đề tài từ cuộc sống nghèo khổ, cơ cực của người lao động ở những phố huyện nghèo hay vùng ngoại ô thành phố. Trong trang văn Thạch lam, giữa ngổn ngang, bộn bề của cuộc sống khó khăn thường nhật vẫn thấy ánh lên những tia sáng của hi vọng, của ngày mai. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm như thế. Truyện là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?

Cần phải nói trước rằng, “Hai đứa trẻ” có chủ đề hướng về cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tội nghiệp của những người dân nghèo khổ nơi phố huyện tồi tàri. Những phố huyện ấy là góc khuất của xã hội - cái xã hội thực dân nửa phong kiến đồng bào ta phải chịu đựng trước Cách mạhg tháng Tám - 1945. Với cảm hứng ấy, truyện trước hết là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn.

Mở đầu thiên truyện là bức tranh thiên nhiên của cảnh ngày tàn - cảnh chiều muộn ở một miền quê: “Chiều chiều rồi, một chiều êm ả như ru vãng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Đó là một buổi chiều có tiếng trông thu không “từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, êm ả và yên tĩnh. Trên trời có ánh nắng nhưng là ánh nắng “đỏ rực như hòn than sắp tàn”. In trên nền trời là hình ảnh của những cây tre quen thuộc của làng quê; nghiêng nghiêng rất đỗi nên thơ mà cũng thật buồn vắng: “Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Một ngày thế là đã hết. Màn đêm dần buông xuống “Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát’. Vũ trụ được mở ra bởi bầu trời đêm thăm thẳm. Mặt đất bóng tối cũng tràn lan “Con đường thăm thẳm ra sống, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”.

Nỗi buồn của buổi chiều quê được thể hiện thấm thía qua tâm hồn của nhân vật Liên “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu vì sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

Dẫu là giờ khắc của ngày tàn nhưng giọng văn Thạch Lam vẫn đầy chất thơ dịu dàng và sâu lắng. Câu chuyện mở ra thời gian của một buổi chiều để bóng tối ngập đầy không gian, ngập đầy đôi mắt con người, điều đó báo hiệu một cái gì lặng lẽ buồn thương, bâng khuâng đến nao lòng. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nay “bóng tối ngập đầy dần” nơi đó để lòng người chỉ còn lẩn khuất đâu đây nơi bóng tối, chẳng được trải rộng ra nhìn ngắm trời cao, nắng rộng và thiên nhiên rạo rực sức sống lúc ban ngày.

Ngày tàn nơi phố huyện cũng báo hiệu sự ngưng lại của những hoạt động chung trong cái xã hội thu nhỏ này. Cảnh chợ tàn cũng gieo vào lòng người nhiều nỗi niềm xúc động.

Một nhà kinh tế học nào đó đã nói rằng: Muốn biết tình hình đời sống của một khu dân cư chỉ cần nhìn vào buổi chợ của những con người nơi ấy. Thì đây, buổi chợ tàn nơi phố huyện, những gì còn sót lại đủ để ta cảm nhận được về cuộc sống nơi này. Bãi chợ trống trải, vắng vẻ vì buổi chợ đã vãn từ lâu. “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía”. Cảnh chợ tàn phơi bày sự nghèo nàn, xơ xác của đời sống nơi phố huyện nhỏ bé. Liên nhận thấy “cái mùi vị rất riêng của đất, của quê hương này”. Những gì còn lại thì tiêu điều, nghèo nàn quá! Những gì thuộc về dư vị thì chỉ là mùi đất chân phương từ thuở vạn ngàn năm trước vẫn thế thôi, con người nơi đây chưa hề tạo ra nét gì mới cho đất đai, xứ sở. Chẳng những thế, cái mùi vị nghèo nàn kia còn trở thành đặc trưng cho quê hương, điều đó đủ thấy nhắc đến phố huyện là nhắc đến sự nghèo khó, lầm than, lam lũ. Chao ôi! Cái mùi quê hương buổi chợ tàn thân thiết quá nhưng cũng thật tội nghiệp, xót xa!

Trên cái nền thời gian và không gian đã tàn lụi là những kiếp người cũng đang âm thầm lụi tàn hoà mình vào bóng tối, vào đất mẹ sâu dày.

Những con người nghèo nàn, lam lũ nơi đây chẳng khác gì những hạt cát bụi giữa bể khổ của đời dần dần hiện ra.

Đó là “mây đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gi có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Buổi chợ đã tàn, chúng tìm được gì nơi mảnh đất đã tàn, đã tan đi rồi ấy? Lứa tuổi chúng đáng ra phải được cắp sách đến trường, thay vào đó lại phải lom khom với chuyện giúp gia đình mưu sinh kiếm sống. Sự sống nơi phố huyện này đang bị thui chột từ chính những mầm non.

Công cuộc mưu sinh của người lớn cũng chẳng lấy gì làm suôn sẻ, tốt đẹp hơn.

Mẹ con chị Tí “ngày đi mò cua bắt tép, tối đến chị mới dọn cái hàng nước này”. Chị chả kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến nửa đêm. Trong sự đợi chờ có điều gì bẽ bàng, tủi hổ. Nhưng vẫn chưa bằng gia đình bác xẩm. Họ ngồi trên manh chiếu với cái thau sắt để trước mặt, rồi không khách không tiền. Mệt mỏi, họ lăn ra đất và như đã lẫn vào trong đất. Họ chưa chết mà đã gần đất biết bao. Bác Siêu với gánh hàng phở cũng ế ẩm khôn khó. Bác chờ bán cho những anh phu xe, những chị hàng gạo, những chú lính trong nhà quan đi gọi người đánh tổ tôm. Nhưng trời thế này cũng đợi chờ gì được...

Hình ảnh bà cụ Thi mua rượu uống rồi cười khanh khách đến rợn cả người. Có phải vì thế người ta gọi bà là “Thi điên”? Bà cụ lảo đảo đi vào trong đêm tối, lẫn vào trong bóng tối gợi cho người đọc nỗi buồn thương về những kiếp người bị nhấn chìm vùi lấp trong cái nghèo khổ tốì tăm và lãng quên.

Trong hoàn cảnh ấy, “Hai đứa trẻ” Liên và An cũng có nguy cơ bị cuộc sống ấy nhấn chìm. Bởi vì kể từ ngày thầy mất việc gia đình phải rời Hà Nội về sống ở phố huyện nghèo thì mẹ Liên phải hàng ngày vật lộn với gánh hàng xáo còn chị em Liên phải trông coi cái cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu. Tuổi thơ của chúng không có những ngày cắp sách tới trường, cũng không được nô đùa như bao đứa rẻ khác. Đối với chúng, bát phở của bác Siêu là “một thức quà xa xỉ”.

Cảnh đêm tối càng làm cho phố huyện chìm dần trong cái mênh mông mờ mịt. Có chăng chỉ thỉnh thoảng có những “hột sáng” hắt ra từ ngọn đèn con của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, ngọn đèn Hoa Kì vặn nhỏ của chị em Liên. Những đốm lửa ấy chẳng làm cho đêm tôi trỏ nên sáng sủa hơn mà ngược lại chỉ càng làm thêm mịt mù dày đặc. Hình ảnh ngọn đèn con nơi chõng hàng chị Tí trở đi trở lại tới bảy lần trong tác phẩm là một hình ảnh có sức gợi cảm rất nhiều về những kiếp người nhỏ nhoi mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. Nhịp sống ấy cứ lặp đi lặp lại một cách quẩn quanh đơn điệu buồn tẻ gây cho người đọc một tâm trạng u buồn day dứt. Đây là ý nghĩa cảm động và sâu sắc của thiên .truyện. Bức tranh đời sống nơi phố huyện không chỉ là cuộc sống nghèo khổ của những người cư dân vì nếu giá trị của tác phẩm chỉ có vậy thì nghĩa lí gì so với “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Chí Phèo” của Nam Cao,... hay chính “Nhà mẹ Lê’, “Đói”,... của Thạch Lam? Cái hay của tác phẩm là ở chỗ nó đã diễn tả được nhịp sống nơi phố huyện. Cảnh ngày tàn, chợ tàn, và đời tàn nơi phố huyện tốì nay sẽ giông như hôm qua và sẽ lặp lại trong ngày mai, ngày kia,... Chiều nào cũng vậy, mẹ con chị Tí lại lễ mễ dọn hàng, bác xẩm lại trải chiếu ra, bác Siêu lại quẩy hàng... để chờ đợi những người cũng bần hàn như họ. Và chị em Liên cũng vậy, tối nào hai chị em cũng ngồi lên chõng tre dưới gốc bàng để ngắm nhìn trời đêm và nhìn những người từ từ đi vào đêm. Mọi người chờ đợi những điều mà họ vẫn chờ đợi. Nhịp sống ấy vẫn lặp đi lặp lại, ngày này sang ngày khác, buồn tẻ, đơn điệu vô cùng. Nhưng biết làm sao được, không phải những con người ấy không hi vọng, không hi vọng thì làm sao mà sống được “Chừng ấy con người sống trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Có điều sự mong đợi ấy thật tội nghiệp “một cái gì thật tươi sáng” ấy là một cái gì thật mơ hồ và không biết bao giờ nó mới đến. Điều đó gợi lên tình cảnh thật tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận của mình rồi sẽ ra sao. Trong hoàn cảnh ấy, những .đứa trẻ cũng ước mơ, cũng hi vọng nhưng chúng chỉ là những đứa trẻ còn thơ dại nên cũng chỉ biết ngóng đợi đoàn tàu đêm đêm vẫn đi qua nơi phố huyện của đời mình. Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp tương phản rất tự nhiên có sức khơi gợi về cuộc sống đời thường: tẻ nhạt, đơn điệu nhưng lại chứa bên trong những vận động đến xôn xao. Trong bóng tốì có ánh sáng, cái đẹp nằm trong cái bình thường, cái khao khát ước mơ nằm trong cái cam chịu, cái xao động nằm trong cái tĩnh lặng, cái tăm tối lại chứa đựng những kỉ niệm sáng tươi và hé mở một tương lai hi vọng còn mơ hồ xa xăm. Đây lặ cách nhìn của một nhà văn lãng mạn và tấm lòng nhân hậu của con người cầm bút đối với con người và cuộc đời.

Hai đứa trẻ đợi tàu với một niềm thiết tha mong chờ vui buồn phức tạp. Thạch lam đã miêu tả rất tinh vi “những rung động cực điểm của những tâm hồn thơ dại”. Chỉ riêng điểm này đã thấy Thạch Lam đã yêu thương, đã đồng cảm như thế nào đối với trẻ em Việt Nam. sống trong cảnh u buồn tăm tối, đối với “Hai đứa trẻ” trước hết không phải nhu cầu vật chất mặc dù mẹ đã dặn; “phải cố thức để đợi bán hàng” nhưng chính Liên cũng biết “đêm khuya chẳng có ai mua gì, có mua họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc lào cũng chẳng được là bao. Như vậy đợi tàu là nhu cầu của đời sống tinh thần. Tâm trạng này có rất nhiều nguyên nhân sâu xa. Ngòi bút tinh tế của Thạch Lam đã lí giải những nguyên nhân đó. Đợi tàu là một nhu cầu bức xúc để chốc lát thoát ra khỏi cuộc sống tù túng tẻ nhạt của hiện tại. Nhu cầu ấy rết thiết tha, thiết tha tới mức An đã buồn ngủ nhíu cả mắt mà vẫn dặn chị: “Tàu đến chị gọi em dậy nhé!”. Đợi tàu là để sống với một thế giới khác, khác hẳn cái thế giới buồn tẻ mà chúng đang phải sống. Bởi có âm thanh có hình ảnh, có màu sắc có ánh sáng của con tàu khi vào ga đem đến cho phố huyện cả một không khí náo nhiệt, rạo rực. Tiếng còi gióng lên hốì hả, tiếng các toa tàu dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng người đi lại ồn ào huyên náo. Trên những toa tàu đèn điện sáng trư­ng: “Đồng và kền lấp lánh những ô cửa kính sáng”. Chuyến tàu Hà Nội về, ở Hà Nội cũng có nghĩa là ở nơi phồn hoa đô hội. Con tàu ấy đã mạng về phố huyện cả một thế giới hoa lệ “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Một thế giới khác hẳn đối với Liên khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Con tàu từ Hà Nội về, “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Con tàu ấy đã thức dậy trong Liên một trời kỉ niệm để Liên sống với tuổi thơ trong chốc lát, sống lại một thời “vàng son” nay chỉ còn vang bóng. Đó là cái thời thầy chưa mất việc, gia đình ở Hà Nội, mẹ có nhiều tiền “chủ nhật được đi bờ hồ uống những cốc nước xanh đỏ”. Nghĩ đến ngày ấy là lòng “Hai đứa trẻ” u hoài nuối tiếc. Nhưng tàu đến rồi tàu lại đi. Con tàu lao về phía trước mỏ ra một chân trời tương lai mà con tàu cuộc đời Liên không biết bao giờ mới đến được. Chị em Liên cứ đứng nhìn theo con tàu mãi không thôi. Con tàu chính là con thoi rực sáng lấp lánh những kỉ niệm từ quá vãng trở về hiện tại và khơi dậy một tương lai trong mắt người nhìn.

Thể hiện tâm trạng đợi tàu của “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc muốn bày tỏ làng xót thương vô hạn đối với những kiếp người nhỏ bé vô danh không bao giờ biết đến ánh sáng và hạnh phúc. Trong xã hội cũ có biết bao nhiêu người phải sống cuộc sống buồn tẻ vô nghĩa đến trong mơ cũng không biết, mơ một chuyến tàu đêm đi qua phố huyện tiêu điều của đời mình. Cuộc sống của họ đang “mốc lên, gỉ đi, mục ra, mòn đi” trong đói nghèo buồn chán. Qua tâm trạng đợi tàu của “Hai đứa trẻ”, nhà vãn muốn lay tỉnh những tâm hồn uể oải đang lụi tàn ngọn lửa của lòng khát khao và gửi tới chúng ta một bức thông điệp: Xin đừng để tắt ngọn lửa của lòng khao khát. Vì con người không còn khao khát đợi chờ gì nữa thì cũng có nghĩa cuộc đời đã hết. Và tất cả đều trở nên vô nghĩa. Phải biết ước mơ thì cuộc đời mới được chắp cánh bay cao bay xa hơn. Đó là ý nghĩa tư tưởng của thiên truyện này.

BÀI CÙNG NHÓM