Giới thiệu một vài nét về Nam Cao và truyện “Chí Phèo"

Nam Cao (1915 - 1951) là bút danh của Trần Hữu Tri. Quê ở Đại Hoàng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước 1945, dạy học, viết văn, 1943 gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương (8-1945). Năm 1946 làm phóng viên mặt trận miền Nam Trung Bộ. Sau đó lên Việt Bắc làm công tác Văn nghệ, 1951 hi sinh tại vùng địch hậu thuộc tỉnh Ninh Bình, Liên khu III.

Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng. Tác phẩm gồm có trên 60 truyện ngắn và một tiểu thuyết "Sông Mòn". "Chí Phèo", "Lão Hạc"; "Mua nhà", "Đời thừa"... là những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao. Sau Cách mạng, Nam Cao viết chưa được nhiều vì ông hi sinh quá sớm: truyện ngắn "Đôi mắt", "Nhật kí ở rừng", "Chuyện Biên giới",...

Nam Cao có tài kể chuyện, ngôn ngữ uyển chuyển, gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Giỏi phân tích tâm lí nhân vật. Nhiều tác phẩm thơ văn của ông thấm đượm ý vị triết lí trữ tình. Đề tài nông dân nghèo và người trí thức tiểu tư sản được Nam Cao viết rất hay và cảm động.

Xuất xứ, chủ đề

- Lúc đầu, Nam Cao đặt tên truyện là Cái lò gạch cũ . Nhà xuất bản Đời mới năm 1941, đổi thành Đôi lứa .xứng đôi. Năm 1946 trong tập Luống cày do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, tác giả đối tên truyện thành Chí Phèo.

Truyện Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo, lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không cố lối thoát.

BÀI CÙNG NHÓM