Ai đã từng qua vùng đất miền Trung nắng lửa hẳn không thể không biết đến chiếc nón trắng Ba Đồn. Thực tế, Ba Đồn chỉ là địa điểm bán nón, còn nơi làm ra chiếc nón nổi tiếng ấy lại là làng nón Thổ Ngọa. Dân làng không còn nhớ rõ nghề làm nón xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết thế hệ ông bà họ xưa kia đã làm rồi.
Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề làm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Có hai loại nón: nón lá dừa và nón lá cọ.
Lá dừa để làm nón phải mua từ trong Nam, vì vậy xuất hiện những người chuyên thu mua lá. Ông Thắng, một chủ kinh doanh lá cho biết, con trai ông phải vào tận trong Nam thu mua với giá 3000 - 4000 đồng/kg rồi vận chuyển ra.
Lá được chuyển về mới chi là lá thô. Để lá bền cả về thời gian cũng như màu sắc những người làm lá phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Sau khi lá được làm thành sản phấm hoàn chỉnh, mỗi kí lá được bán từ 7.000 - 8.000 đồng/kg và làm được khoảng năm chiếc nón. Ông cho biết thêm, một năm ông thu mua khoảng bảy - tám tấn lá. Cùng với buôn lá nón, nhà ông còn làm thêm nghề thu mua nón mang đi các tỉnh xa phía Nam.
Để kinh doanh mặt hàng này, số vốn lưu động của ông khoảng 30 - 40 triệu. Số vốn đó còn quá nhỏ để mở rộng quy mô kinh doanh. Ông cũng đã vay thêm vốn ngân hàng, mặc dù chưa được nhiều nhưng cũng đỡ được phần nào khi nhập nguyên liệu số lượng lớn. Đối với nón lá cọ làm nón rất công phu, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng, gân lá trắng lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón tiêu chuẩn phải phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng khi nón đan lên, phải nổi những vân xanh đều nhau đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn đó, lá phải được làm đúng quy trình, chẳng hạn việc sấy khô phải đúng kĩ thuật. Không dùng than đá, cũng không thể dùng điện sấy hoặc phơi nắng, mà phải sấy băng than củi khoảng một đêm. Rồi còn vào khuôn, khâu nón... tất cả mọi công đoạn đều phải rất khéo và tỉ mỉ.
Từ lá nguyên liệu để làm ra chiếc nón lá là cả một nghệ thuật. Bà Thơm, một nghệ nhân làm nón lâu năm của làng cho biết, lứa tuổi là một yếu tố cần thiết để làm ra một chiếc nón đẹp. Thường những cô thiếu nữ mười tám, đôi mươi bao giờ cũng làm nón đẹp hơn bởi sự khéo léo của đôi bàn tay mềm mại, đôi mắt tinh anh. Chiếc nón đẹp không chỉ từng đường kim mũi chỉ thẳng hàng, mà còn ở dáng nón, một yếu tố tạo nên nét đặc trưng của nón Ba Đồn. Ngay cả những nghệ nhân làng nón Chuông nổi tiếng của Hà Tây cũng đã từng học hỏi và phát huy dáng nón nơi đây. Lá xếp phải đều tay, khéo thật khít để khi giơ nón lên soi trong nắng, không có chỗ thưa chỗ dày. Chị Lan cho biết một ngày bình thường chị có thể khâu được ba đến bốn chiếc nón. Một người thợ lành nghề nhất của làng làm hoàn chỉnh từ khâu vót nón, làm khung, chóp nón đến vành nón, xếp lá và khâu, thì một ngày làm giỏi lắm được bốn chiếc. Loại nón đẹp hạng nhát 12 nghìn đồng/chiếc, một ngày được 48.000 đồng, loại nón trung bình 6.000 - 8.000/chiếc thì một ngày cũng thu được khoảng 24 - 30 nghìn đồng. Nón cửa hàng làm ra chưa bao giờ bị ế, làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy. Chị Thanh cho biết, một chiếc nón vốn chỉ mất 1.000 - 1.500 đồng, phần còn lại là công và lãi. Một bé gái sáu tuổi đã có thể làm nón. Làm nón không làm cho người dân nơi đây giàu lên nhưng ở mảnh đất miền Trung cát trắng này thì đây là một nghề không đòi hỏi vốn lớn nhưng đem đến cho người dân những nguồn thu ổn định. Chị Thanh có ba cô con gái làm nón một tháng cũng thu nhập được khoảng hai triệu đồng. Với những nhà neo người hơn, một tháng làm nón cùng thu 300.000 — 500.000 đồng đủ đế chi tiêu cho cho con cái ăn học và những nhu cầu khác. Không những thế, đây là một nghề tận dụng thời gian nhàn rỗi ở nông thôn. Toàn xã Quảng Thuận đến nay đã có 800 hộ dân làm nón. Ông Nguyễn Văn Diễn - Chủ tịch xã Quảng Thuận cho biết thu nhập từ nông nghiệp cũng chỉ chiếm 30 35% tổng thu nhập.
Tuy nhiên nghề làm nón truyền thông vẫn phát triển theo hướng tự phát trong dân, giá sản phẩm vẫn lên xuống thất thường theo phiên chợ. Toàn xã chưa có một tổ hợp sản xuất nào lớn. Khi tôi đến Huế, một chị bán hàng ở chợ Đông Ba cho biết, đầu năm 2001 có một đoàn tàu du lịch nựớc ngoài cập vào Huế, không những nón Huế ở chợ được bán hết sạch mà ngay cả nón trong các làng nghề Huế cũng "cháy". Các chị phải vào tận Ba Đồn lấy nón, người nước ngoài có vẻ thích chiếc nón Ba Đồn lắm. Với một nghề truyền thông đem lại nguồn thu khá lớn, nếu như thành lập các tổ chuyên kinh doanh sản xuất quy mô, chủ động nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, đây sẽ là một nghề thủ công góp phần xóa đói, giảm nghèo cho xã. Đặc biệt, nếu được giới thiệu, sản phẩm này có thể trở thành sản phẩm lưư niệm cho những ai đến thăm Quảng Bình.