Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận

Bất kì một ai đã từng đọc thơ Huy Cận có lẽ đều nhận thấy rằng thơ Huy Cận thấm đẫm một nỗi buồn. Nỗi buồn ấy có những sắc thái và màu sắc riêng, là “cái buồn toả ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh” (Hoài Thanh). Có lẽ vì thế mà thơ Huy Cận thường khắc họa những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa, dường như nhà thơ “lượm lặt những chút buồn rải rác để sáng tạo nên những vần thơ hư ảo. “Tràng Giang là bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất phong cách nghệ thuật này của nhà thơ Huy Cận."

“Tràng giang” nói riêng cũng như trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám nói chung, đúng như nhận xét của Xuân Diệu trong lời tựa viết cho “Lửa thiêng”: “Cảm giác nổi trội nhất của ta là một cảm giác không gian”. Toàn bộ bài thơ “Tràng giang” đều thấm đẫm nỗi buồn. Mỗi khổ thơ thực chất là một sự triển khai khác nhau của nỗi buồn đó thường được tạo nên bằng cách đối lập giữa cái mênh mông cao rộng như vô hạn yới cái nhỏ bé, mong manh. Bài thơ buồn ngay từ tên. đề và trải dài nỗi buồn đến tận những câu thơ cuối cùng. “Tràng giang” chứ không phải là “trường giang”. Nhan đề gợi sự khái quát và trang trọng vừa cổ điển lại vừa thân mật, hiện đại. Nếu như “trường giang” chỉ gợi cho người ta cảm giác về một con sông dài thì “tràng giang”, do âm hưởng vang xa và kéo dài của vần “ang” còn gợi hình ảnh con sông rộng đồng thời mồ ra một dư âm trầm buồn trong lòng người đọc. Bàn tựa đề này cảnh không phải là con sông Hồng nơi nhà thơ đứng nhìn xuống từ bờ Nam bến Chèm nữa mà trở thành cảnh tràng giang khái quát trong không gian và thời gian. Toàn bộ tứ thơ toát lên từ ngay câu mở đầu và tiếp tục được định hướng cảm xúc chủ đạo trong lời đề từ: “Mênh mông trời rộng nhớ sông dài”. Đó là cảm xúc bâng khuâng: nỗi buồn - sầu nhẹ nhàng lan toả mà sâu lắng trước cảnh sông dài trời rộng.

Mở đầu bài thơ là cảnh sông nước mênh mang vô tận:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song”

Dòng sông và con người, không gian bao la và tâm trạng cụ thể là tứ thơ thường gặp trong thơ ca cổ điển. Sóng gợn tràng giang và nỗi buồn điệp điệp không dứt hết đợt này đến đợt khác như những lớp sóng nhỏ trào dâng, ơ giữa không gian sông nước ấy nổi bật lên một chiếc thuyền đang xuôi mái chèo. Cảnh sông nước mênh mông rợn ngợp không nói ra cũng cảm thấy mang lại cho con người nỗi buồn. Và nhà thơ đặc tả đó là một nỗi buồn điệp điệp. Cũng giống như sự trải dài của dòng sông, nỗi buồn cũng như kéo dài và ngân vang lên mãi, tiếp nối mãi hết đợt này đến đợt khác. Hai từ láy “điệp điệp”, “song song” mang màu sắc cổ điển gợi âm hưởng thật cổ kính. Như vậy mạch thơ được mở đầu là sự tiếp tục cho tứ thơ và mạch cảm xúc đã được gợi ra ngay ngay từ đầu. Bài thơ ngay từ những câu thơ đầu tiên đã gợi đến cho người đọc nhiều suy tư.

“Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một càng khô lạc mấy dòng”

Vừa là cổ điển nhưng ngay sau đó ta bắt gặp những hình ảnh thơ hết sức hiện đại. “Thuyền về nước lại” là một câu thơ tả thực. Nó gợi ra thực tế đối lập giữa thuyền và nước. Và vì “thuyền về nước lại” nên “sầu trăm ngả”. Con thuyền của hiện thực trôi trên sông gợi ra kiếp người nhỏ bé, cô đơn, với nước chỉ “song song” chứ không gắn bó. Thuyền đi với dòng để chia li với dòng. Từ “buồn” đến “sầu”, từ cái “điệp điệp” đến cái trăm ngả, câu thơ và cảm xúc buồn của nó đã được đẩy lên một cấp độ mới cao hơn. Buồn như vậy bồi sự xuất hiện của cành củi khô “lạc giữa dòng”. Cái bơ vơ lạc lõng trơ trọi của cành củi khô càng được gây ấn tượng mạnh mẽ bởi cách viết đảo ngữ. Không phải “một cành củi khô“ mà là “củi một cành khô“, nó nhấn mạnh thân phận và sô’ phận. Cành củi khô bập bềnh trôi theo sóng gợi nỗi buồn về những kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng cô đơn, càng trở nên cô đơn đáng thương hơn trong cảnh trời rộng sông dài. Khổ thơ vẽ nên cảnh sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững. Từ con thuyền, con sóng, cành củi khô..., tất cả đều gợi lên một nỗi buồn, nỗi sầu không gian, đều chứa đựng dự cảm hứa hẹn sẽ không có hội tụ, gặp gỡ mà chỉ là chia lìa. Trong sự tương quan đối lập giữa không gian tràng gian bao la rợn ngợp và cái nhỏ bé của cõi nhân sinh, cảm giác cô đơn, lẻ loi của con người trước trời đất càng được tô đậm.

Trần Tử Ngang xa cũng đã từng có tâm trạng tương tự:

“Ai người trước đã qua

Ai người sau chưa tới

Ngẫm trời đất vô cùng

Một mình tuôn giọt lệ”.

Huy Cận đã có công gợi lên tâm lí phổ biến của con người trước vũ trụ “vô thuỷ vô chung”. Nhưng nỗi buồn của ông sâu sắc và khắc khoải hơn nhân sinh bởi nó không chỉ là nỗi buồn đơn thuần khơi gợi từ trong cảnh vật mà còn là nỗi buồn trong tâm hồn người thưởng cảnh.

Khổ hai tiếp tục mạch thơ của khổ một đồng thời có thêm những sáng tạo mới làm cho nỗi buồn càng thấm sâu vào cảnh vật:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”.

Theo Huy Cận, từ “đìu hiu” ông học được từ trong “Chinh phụ ngâm”: “Non kì quạnh quẽo trăng treo/ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy đèo”. Hơn nữa, cụm từ láy lơ thơ”, “đìu hiu” cùng gợi lên sự buồn bã, hiu quạnh, cô đơn. Có thể là chợ chiều đã vãn nên không còn nghe thấy một âm thanh nào nữa. Hoặc cũng có thể là đó là những âm thanh của một buổi chợ chiều đang vãn từ xa vọng lại, thấp thoáng. Nhưng dù là thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ làm cho cảnh vật tăng thêm sự vắng lặng, vì những âm thanh của cuộc sống ở đây hoặc không có, hoặc có một chút thì cũng chỉ nghe thấp thoáng, xa xăm. Đã buồn lại càng buồn hơn. Đứng từ trên bến sông, nhà thơ trải rộng cặp mắt của mình, nhìn lên, nhìn xuống, nhìn xa. “Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ sông dài, trời rộng bến cô liêu”. Hai câu thơ tạo hình đặc sắc. Không gian được mở rộng theo nhiều chiều kích khiến cho nỗi sầu cũng có cơ hội để vươn, trải. Không phải là “cao chót vót” mà là “sâu chót vót”, cái sâu gợi cho người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Dường như, ở đây điểm nhìn từ trên bờ sông đã được di chuyển. Tảc giả lấy cái đối lập của “nắng xuống” chiếu rọi xuống lòng sông để làm nổi bật cái “sâu chót vót” sau đó. Vì nắng xuống nên từ khoảng cách từ dòng sông đến bầu trời được đẩy cao lên mãi. Càng rộng, càng sâu thì cảnh vật càng trở nên vắng lặng, chỉ có sông dài với bờ bến lẻ loi xa vắng (cô liêu). Ta có cảm giác tựa hồ như nỗi buồn thâm vào không gian ba chiều. Con người trở nên nhỏ bé và có phần rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn và không thể không cảm thấy “lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian” (Hoài Thanh).

Cảnh vật lại tiếp tục tô đậm bằng hàng loạt các chi tiết gợi buồn khác:

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.

Nếu như ở trên, tiếng chợ chiều đang vãn cũng là “đâu có” thì đến đây, khổ thơ tiếp tục phủ nhận tuyệt đối tất cả những gì thuộc về con người. “Bèo dạt mây trôi”, cánh bèo xa nay vẫn thường gợi cho người ta nỗi buồn về sự nổi nênh vô định. Cái “dạt” của nó cho thấy sự vô định, không biết đâu là bờ bến, không biết đi đâu về đâu. Lại là “hàng nối hàng”, nỗi sầu cứ thế nhân lên, ngày càng nhiều, ngày càng chất chồng. Điệp từ “không” láy lại hai lần càng gợi thêm nỗi buồn mênh mông. Toàn cảnh sông nước tuyệt nhiên không có bóng dáng của con người. Tất cả những sợi dây nối giữa con người và sự sống của con người với nhau đều không tồn tại: không một chuyến đò ngang, không một cây cầu. Nghĩa là người đứng trước cảnh kia đang cô độc một cách hoàn toàn và hơn bao giờ hết đang thấm thìa nỗi cô đơn, bơ vơ ấy. Chỉ là “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Có sự xuất hiện của thiên nhiên thôi thì cũng chỉ là “lặng lẽ” bờ bãi tiếp nối tiếp cũng như nỗi buồn, dù lặng lẽ, nhưng đang ngày càng thấm sâu hơn vào trong tâm hồn con người. Ta hiểu rằng, thi sĩ đã dùng tất cả những cái không tồn tại để làm nổi bật Sự cô quạnh, cũng là để khẳng định một thứ khác, chỉ được gợi ra một cách kín đáo nhưng lại trải ra suốt từ đầu đến cuối tác phẩm: là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. Thái độ phủ nhận thực tại nằm ngay trong kết cấu bài thơ.

Khổ thứ tư mở ra một không gian hùng vĩ, rợn ngợp:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh mỏi bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà".

Khổ thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của thơ Mới và thể hiện khá rõ nét độc đáo của hồn thơ Huy Cận ở đây, thiên nhiên tuy buồn nhưng vẫn thật tráng lệ. Những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời. Ánh dương phản chiếu khiến nó lấp lánh như được dát bạc. Từ “đùn” lấy lại ý thơ của người xa (Đỗ Phủ - “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”) tạo ấn tư­ợng hùng vĩ về thiên nhiên. Nó rất động, như cứ vận động theo hướng phát triển ra mãi, khiến cho ngày càng trở nên hùng vĩ hơn. Và chính vì vậy, cánh chim xuất hiện càng nhỏ bé, lẻ loi: “Chim nghiêng cánh mỏi bóng chiều sa”. Một cánh chim chao trên bầu trời, có lẽ là hiện lên trên chính cái nền của “núi bạc” như kéo đã bóng chiều xuống cùng với nó. Cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà càng làm cho không gian trở nên buồn hơn. Và cùng với tất cả những hình ảnh ở trên, chúng làm nền cho sự xuất hiện của tâm trạng nhân vật trữ tình:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhở nhà”.

Cái “dợn dợn” mang đến cho người ta cảm giác của cả cái “gai gai” người. Cái dợn sóng, dợn lòng cứ tăng lên mãi theo những con sóng. “Lòng quê” có sẵn trong tâm hồn giờ đây có cơ hội để phơi trải. Ấy là gì? Nhà thơ gọi đó là nỗi buồn của: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Thì ra tâm sự của nhà thơ là vậy. Đó là nỗi buồn nhớ quê hương da diết. Đứng ngay trên quê hương mình, đất nước mình mà vẫn nhớ. Phải chăng đó còn là tâm trạng kín đáo của một người trước thời cuộc và vận mệnh đất nước, dân tộc? Huy Cận nói rằng, lúc ấy ông buồn hơn Thôi Hiệu vì nhà thơ Trung Quốc phải:

“Quê hương khuất hóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”

Có khói sóng kia mới dậy nên nỗi nhớ quê; còn Huy Cận thì chẳng cần có chút “yên ba” nào cũng gợi lên nỗi nhớ nhà. Cách nói phủ định để khẳng định một cách mạnh mẽ hơn. Và cũng có lẽ, nếu như không nói đến chuyện ai buồn hơn ai thì câu thơ cũng mang đến ý thức về thực tại nhiều hơn là tình người.

Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển, có sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại. Bài thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt với những thi liệu truyền thông; mang dáng dấp Đường thi ở sự hàm súc cô đọng, tao nhã, và khái quát. Có thể nhận thây rằng, đi hết bài thơ là một nỗi buồn triền miên, vô tận. Là nỗi buồn của thi nhân trước cái mênh mông, rợn ngợp của thiên nhiên, vũ trụ. Là nỗi buồn trước tình đời tình người. Nỗi buồn này như phần nhiều nỗi buồn của các nhà thơ mới, là nỗi buồn của cả một dân tộc, cả một thế hệ thanh niên trí thức những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc. Nó thể hiện những tâm sự yêu nước kín đáo của nhà thơ. Bởi vậy, Đây là cái buồn đẹp, cái buồn của những thanh niên chưa khô hộ, lạnh nhạt, thờ ơ, phó mặc trước cuộc đời. Như những gì Xuân Diệu đã đánh giá: “Tràng giang” là bài thơ dọn đường cho lòng yêu giang san, đất nước.

Đọc “Tràng giang”, ta cảm thông với những tâm sự của Huy Cận mà thêm yêu, thêm quí một tài năng, một tâm hồn

BÀI CÙNG NHÓM