Trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhà thơ Hoàng cầm và bài thơ “Bên kia sông Đuống"

Hoàng Cầm sinh năm 1922, tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, quê ở Lạc Thổ, Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông là con của một gia đình nhà nho nghèo. Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho nghèo đã từng thi trường Nam Định vài ba khoa nhưng không đậu nên phải đi dạy chữ Nho, bốc thuốc ở các nơi trong tỉnh Bắc Ninh. Mẹ Hoàng cầm vốn là một cô gái xinh đẹp có tài hát dân ca Quan họ, quê làng Bửu Xim, huyện Tiên Du, Hoàng Cầm đã từng giới thiệu:

"Tôi người làng Quan họ

Quê mẹ bên này sông

Cách quê cha một dòng

Nước trắng"

Hoàng Cầm gia nhập Thanh niên cứu quốc từ năm 1944. Sau Cách mạng tháng Tám, ông hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến. Ông tham gia quân đội từ năm 1947 đến năm 1955, từng làm đoàn trưởng Đoàn văn công Tổng cục Chính trị và ủy viên Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam. Hoàng cầm được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm 2007.

Hoàng Cầm là một thi sĩ đa tài: làm thơ, viết kịch, diễn kịch. Các tác phẩm chính của ông bso gồm: Kiều Loan (1942), Hận Nam Quan (1937), Tiếng hát quan họ (1956), kịch thơ Tiếng hát Trương Chi (1957), truyện thơ Men đá vàng (1989), các tập thơ Mưa Thuận Thành (1991), về Kinh Bắc (1994), ...

“Bên kia sông Duong” ra đời 1948. Sông Đuống còn gọi là sông Thiên Đức, là một nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình, chia tỉnh Bắc Ninh ra làm hai phần: nam và bắc. Quê hương, gia đình Hoàng Cầm nằm ở bờ nam sông Đuống. Khi giặc Pháp chiếm nam phần Bắc Ninh thì Hoàng Cầm đang công tác ở Việt Bắc. Một đêm giữa tháng 4-1948, Hoàng cầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, ông xúc động viết một mạch từ 12 giờ đêm đến gần sáng bài thơ nói trên với tâm trạng "niềm căm giận và thương cảm sâu sắc". Theo lời kể của chính tác giả, thì sau khi nghe kể về tình hình quê hương ở vùng bị địch chiếm đóng, đêm ấy, ông trằn trọc, vật vã mãi: Trong người tôi lúc bấy giờ thật y hệt một cuốn phim của một người đạo diễn rối loạn tâm thần, các hình bóng quấn lộn vào nhau, các âm thanh màu sắc chen chèn lấn rối bốn bề, và trên bức vách, các hình thù ngả nghiêng theo ánh đèn dầu sở lắt lay. Một lúc lâu thì những hình ảnh rõ nét hiện lên bức vách, cứ như quay tròn nhường chỗ cho nhau. Quanh khuôn mặt dầu dãi của mẹ tôi, các bộ mặt khác như đậu chênh vênh vào đấy... (Hoàng cầm, thơ văn và cuộc đời; Nxb. Văn hóa Thông tin, 1997). Bài thơ đăng lần đầu tiên trên báo Cứu quốc tháng 6-1948 và được phổ biến nhanh chóng từ tới Khu Ba, Khu Bốn, vào miền Nam và ra tận Côn Đảo.

Bài thơ thể hiện hai trạng thái cảm xúc: đau thương và tự hào. Tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời và vẻ đẹp trù phú của quê hương, quê hương có "lúa nếp thơm nồng", "tranh Đông Hồ gà lợn..”., với những lễ hội, những chùa chiền lăng tẩm. Qua hồi ức của nhà thơ, một miền Kinh Bắc cổ kính và tươi đẹp hiện lên thật đáng trân trọng. Nhưng chính điều đó làm nhân lên nỗi đau. Quê hương ấy đang bị giặc tàn phá, đang quằn quại dưới gót giày xâm lăng.

BÀI CÙNG NHÓM