Bình giảng bài thơ "Hương Sơn phong cảnh ca" của Chu Mạnh Trinh

Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) đậu tiến sĩ, nổi danh tài hoa phong nhã, văn chương lỗi lạc, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc... tinh thông. Chu Mạnh Trinh là người vẽ kiểu, trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Sơn. Thi sĩ Xuân Diệu đã xếp Chu Mạnh Trinh vào hàng ngũ những tao nhân - tài tử - tài tình trong nền văn học Việt Nam thời cận đại.

Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, một vùng sơn thuỷ hữu tình có động Hương Tích với nhiều chùa chiền tuyệt đẹp, được coi là "Nam thiên đệ nhất động". Hội chùa Hương là một lể hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, kéo dài từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch hằng năm. có ngày khách hành hương đông tới hàng vạn người. Thám hoa Vũ Phạm Hàm đã từng viết:

"Người tai mắt kẻ nhân gian,

Ai chẳng đến Hương Sơn thì cũng tục".

(Hương Sơn phong cảnh)

Thơ viết về Hương Sơn khá nhiều. Trong hàng trăm bài thơ của các thi sĩ thời cận đại và hiện đại, bài thơ "Hương sơn phong cảnh ca" của Chu Mạnh Trinh được xem là áng thơ kiệt tác. Bài thơ được viết theo thể hát nói (đối hai khổ giữa) gồm 19 câu thơ. Tính nhạc du dương, cảnh đẹp thiên nhiên đượm mùi Thiền, được miêu tả và cảm nhận qua tâm hồn nghệ sĩ tài hoa là nét đặc sắc của bài thơ này.

Khổ thơ đầu giới thiệu khái quát phong cảnh Hương Sơn được tả từ xa trong tầm mắt của du khách. Giọng thơ trang trọng, điệu thơ khoan thai, thể hiện du khách vừa đi vừa đứng lại ngắm cảnh và suy ngẫm:

"Bầu trời cảnh Bụt

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non nước nước mây mây

Đệ nhất động hỏi rằng dây có phải

Một thiên nhiên mênh mông chan hoà với màu sắc Phật giáo. Hương Son là thiên tạo nhưng cũng là cảnh Bụt đã và đang vẫy gọi người đời. Đi lễ hội chùa Hương là thú vui, là niềm ước ao bấy lâu nay của nhiều người. Vốn từ xưa, trong dân gian lưu truyền câu: "Dục dáo Hương Sơn bất khả ước" nghĩa là muốn đến Hương Sơn không thể nói trước. Người đời tin rằng nếu nói trước sẽ gặp trở ngại không đi được. Câu thơ thứ hai của Chu Mạnh Trinh mang một ý mới mẻ: cảnh đẹp Hương Sơn và lễ hội chùa Hương là thú vui mà nhiều người từng, ao ước bấy lâu nay. "Kìa" là đại từ để trỏ một vật từ xa; ở trong văn cảnh biểu lộ sự ngạc nhiên trước cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ. Ba chữ "non non nước nước mây mây" được điệp lại hai lần chỉ số nhiều, gợi tả cảnh núi non, sông nước, mây trời tầng tầng lớp lớp, nhấp nhô trùng điệp như mở ra và dẫn du khách vào một thế giới thiên nhiên kì vĩ hấp dẫn. Khách trầm trồ, tự hỏi để rồi khẳng định: Hương Sơn có phải là "Nam thiên đệ nhất động". Cảm xúc mà vần thơ tạo nên vừa hư vừa thực, lâng lâng mộng ảo. Du khách như mở rộng tâm hồn chiếm lĩnh "bầu trời cảnh Bụt" kì quan tạo hoá xây đắp đã bao đời nay, đã tô điểm giang sơn gấm vóc.

Khổ thơ tiếp theo trong bài hát nói, thi pháp gọi là khổ giữa, nhà thơ nói về suối, rừng và tiếng chuông chùa. Ba chi tiết nghệ thuật này đều tô đậm nét đặc trưng của

Hương Sơn. Rừng là rừng Mai với trái mơ đặc sản của chùa Hương. Tiếng chim hót thỏ thẻ - chậm rãi, nỉ non - gọi bầy tìm bạn, kết đôi. Bầy chim trời vừa hót vừa mổ trái mơ. Hình ảnh "chim cúng trái" là nét vẽ độc đáo, tài hoa. Bầy chim mổ trái mơ như khách hành hương đứng dưới mái chùa cổ trong hang động đang khom lưng khấn vái trước mâm ngũ quả dâng trên bàn thờ Phật. Suối ở đây là suối Yến. Chơi chùa Hương ai cũng phải đi đò dọc bến Đục, suối Yến. Đàn cá nơi suối Yến lửng lơ bơi - từ từ, thong thả - như đang cùng du khách "cá nghe kinh". Cũng là một hình ảnh sáng tạo, đầy chất thơ. Đây là hai câu thơ hay nhất trong bài hát nói:

'Thỏ thẻ rừng Mai, chim cúng trái

Lửng lơ khe Yến, cá nghe kinh".

Cảnh lâm tuyền hữu tình đăng đối hài hoà, có chim có cá, có khe Yến rừng Mai, tạo vật được nhân hoá đượm mùi Thiền: "chim cúng trái", "cá nghe kinh". Có âm thanh: "thỏ thẻ", có đường nét "lửng lơ". Nét vẽ vừa thanh vừa nhẹ thể hiện bút pháp điêu luyện của nghệ sĩ tài hoa. Cũng tả cảnh rừng mơ Hương Tích, một thi sĩ khác cảm nhận:

"Trong bụi rậm đàn chim thỏ thẻ

Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ

Lá vàng man mác ngẩn ngơ..."

(Hương Sơn phong cảnh - Vũ Pham Hàm)

Lội suối trèo non... thăm thú chùa xưa, hang động nơi "cảnh Bụt" bỗng một tiếng chuông chùa xa đưa tới "thoáng bên tai,ẩ êm ái mơ hồ. Khách hành hương như trút đi bao nỗi ưu phiền trong cuộc đời tang hái - bể dâu - đầy biến động, nhọc nhằn. Tiếng chuông như ru hồn khách tang hải, "giật mình" trong khoảnh khắc chìm sâu hơn vào giấc mộng diệu huyền:

'Thoảng bên tai một tiếng chày kình

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng".

Câu thơ cho ta nhiều thú vị về nhạc điệu du dương. Hai thanh bằng có âm vang ngân nga, ngọt ngào vần với nhau: "kình - mình" tạo nên nhạc điệu, âm hưởng trầm bổng của vần thơ. Chỉ "một tiếng chày kình" êm ái trầm bổng nơi chùa Hương cũng đủ rửa sạch bụi trần làm thanh thản, thảnh thơi tâm hồn khách tang hải. Chu Mạnh Trinh không chỉ tạo nên những vần thơ có nhạc có hoạ khi tả chim, tả cá, tả tiếng chuông chùa mà còn thể hiện sự kì diệu của hồn cảnh vật Hương Sơn "Nam thiên đệ nhất động".

Hai khổ thơ ba, bốn tiếp theo là hai khổ đôi của bài hát nói. Hương Sơn có biết bao cảnh đẹp nên thi sĩ phải sử dụng khổ đôi để diễn tả cảm xúc và miêu tả cảnh vật. Du khách như dần bước vào thế giới Hương Sơn, nơi "bầu trời cảnh Bụt". Chu Mạnh Trinh dùng biện pháp tu từ liệt kê và điệp từ để tả, để vẽ, để tạo nên nhạc điệu trầm bổng của vần thơ. Hai cặp câu song hành với bức tranh tứ bình nối tiếp hiện ra. Bốn chừ "này" vang lên như bốn nốt nhấn của khúc ca:

"Này suối Giải Oan, này chùa cửa Võng Nàv am Phật Tích, này động Tuyết Quynh".

Sự phối thanh bằng, trắc ở hai tiếng chần (2, 4, 6, 8) trong hai câu thơ này cũng cho thấy bút pháp già dặn, tài hoa của tác giả để làm nổi bật tính nhạc của bài hát nói. Hương Sơn có rất nhiều di tích, thắng cảnh nhưng Chu Mạnh Trinh chỉ giới thiệu bốn cảnh điển hình, chỉ gợi ra mà không tả. Suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quynh, mỗi di tích, mỗi thắng cảnh đều đem đến cho ta

nhiều liên tưởng và hướng thiện lòng người hành hương. Ai cũng cảm thấy mình đang cùng nhà thơ chan hoà vào "cảnh Bụt" được sống lại giây phút mà chỉ có "bầu trời, cảnh Bụt" nơi Hương Sơn mới ban phát cho mình. Cảm hứng tín ngưỡng về đạo Phật được thể hiện qua những vần thơ nói về suối, chùa, am, động như mời gọi du khách, lắng nghe tiếng chuông chùa xa đưa lại, mà ngạc nhiên, mà ngỡ ngàng...

Chu Mạnh Trinh có những vần thơ đầy màu sắc tả hang động. Cảnh sắc ấy được tạo dựng nên bởi hoá công và tài trí của con người:

"Nhác trông lên ai khéo vẽ hình

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt".

Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.

Hương Sơn có đường lên trời, có hang xuống âm ti địa ngục dẫn khách hành hương du nhập vào thế giới siêu thoát. Cảnh được tả từ xa tới gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, huyền ảo. Các từ láy: "thăm thẳm", "gập ghềnh" gợi tả độ sâu, nét lượn cheo leo, khúc khuỷu của sườn non, hang động mà du khách dần bước vượt qua để hoà nhập với thiên nhiên, để chiếm lĩnh cái hồn của "cảnh Bụt". Phép đảo ngữ đã làm nổi bật cái độ sâu "thăm thẳm" của hang động, cái nét "gập ghềnh" của những sườn non, những "thang mâv" cao vút:

'Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,

Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây".

Có hang sâu "thăm thẳm", lại có lối uốn "gập ghềnh", có bóng nguyệt "lồng hang", lại có thang mây "uốn lối"... Câu thơ mềm mại uyển chuyển, mỗi một chi tiết nghệ thuật là một nét vẽ, nét khắc tài hoa. Cảnh đẹp mang tình người và hồn người, đáng yêu và đáng nhớ. Hương Sơn là mảnh hồn thiêng liêng sông núi, là gấm hoa giang sơn. Mọi di tích, cảnh đẹp, chùa chiền, hang động, suối Yến rừng Mai, am Phật Tích... tuy hùng vĩ, đượm mùi Thiền nhưng không xa lạ cõi trần.

Khách hành hương không hề cảm thấy rợn ngợp nhỏ bé, trái lại luôn luôn tìm thấy niềm vui hoà nhập chiêm ngưỡng. Con người đã tìm thấy niềm vui trong thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên cũng là tình yêu quê hương đất nước:

"Chừng giang sơn còn đợi ai dây,

Hay tạo hoá khéo ra tay xếp dặt".

ở trên tác giả đã viết: "ai khéo vẽ hình" ở dưới lại nói: "Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt". Có biết Chu Mạnh Trinh là người từng đem tiền của, công sức, tài năng ra trùng tu chùa Thiên Trù, tạc tượng đúc chuông... mới cảm nhận được một chữ "ai" đáng tự hào kín đáo đã hai lần xuất hiện trong bài thơ này.

Ba câu cuối gọi là khổ xếp của bài hát nói. Câu cuối chỉ có sáu từ gọi là câu keo. Luật thơ quy định chặt chẽ như vậy. Không gian nghệ thuật được miêu tả theo bước chân xa dần của đoàn người hành hương. Họ vừa đi vừa ngắm cảnh, miệng tụng kinh, tay lần tràng hạt. Không khí thành kính trang nghiêm. Lòng hướng thiện của du khách đều hướng về cửa từ bi của đạo Phật, ai cũng cảm thấy tự hào đối với giang sơn đất nước:

"Lần tràng hạt niệm nam mô Phật,

Cửa từ bi công đức biết là bao ! Càng trông phong cảnh càng yêu".

Câu keo láy lại hai lần chữ "càng" - "càng trông ... càng yêu" - nói lên thật hay cái thú vị đi hội chùa Hương của nhân dân ta. Chẳng có cách nào nói hay hơn, hồn nhiên hơn và đậm đà hơn cách nói của Chu Mạnh Trinh vậy.

Lễ hội nói chung, hội chùa Hương nói riêng thể hiện bản sắc văn hoấá dân gian Việt Nam vô cùng giàu đẹp. Cảnh Hương Sơn vốn đã được chúa Trịnh Sâm ngợi ca là "Nam thiên đệ nhất động". Đó là một miền thiên nhiên kì thú hữu tình. Bài thơ của Chu Mạnh Trinh giúp chúng ta chiếm lĩnh vẻ đẹp hồn thiêng núi sông. Thơ nên hoạ nên nhạc cho thấy chất tài hoa nghệ sĩ của Chu Mạnh Trinh. Bài thơ đã làm đẹp, làm phong phú thể ca trù - hát nói của dân tộc. Có đi lễ hội chùa Hương mới thấy hết cái hay của bài thơ "Hương Sơn phong cảnh ca". Có được nếm vị chua giòn mơ Hương Tích, có được ăn rau sắng chùa Hương, ta mới thêm yêu hơn nhiều lần Hương Sơn, mới thêm tự hào vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.

Tổ quốc ta không chỉ có Hương Sơn mà còn có trăm sông nghìn núi tráng lệ, bao thắng cảnh kì quan. Hãy làm cho đất nước mãi mãi thanh bình, nhân dân được sống yên vui trong những mùa xuân tưng bừng lễ hội. Mùa Xuân đã về rồi đó.

Hãy trẩy hội Chùa Hương mà "ta"đã từng "ao ước bấy lâu nay...".

 

BÀI CÙNG NHÓM