Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ đã học và đọc thêm, em hãy chứng minh rằng tiếng Việt giàu đẹp

Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, Giáo sư Đặng Thai Mai từng khẳng định: tiếng Việt ta là thứ tiếng giàu và đẹp. Chỉ qua những bài ca dao, những câu tục ngữ giản dị ngắn gọn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam ta đã thấy được điều đó.

Ca dao tục ngữ vặn dụng rất khéo léo hệ thông nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (lên tới sáu.. .thanh). Nguồn từ vựng được sử dụrig lại rất dồi dào.Những điều đó tạo nên sự ụyển chuyển, cân đôi, nhịp nhàng lăm nên chất họa, chất nhạc cho câu chữ:

“Trong đầm gỉ đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Thể thơ lục bát với lối bắt ở vần lưng, vần chân “en”, “ang” - “anh” kết hợp hài hòa với các thanh điệu: thanh không “xanh”, “bông”,...; thanh huyền “đầm”, “gì”,...; thanh nặng “đẹp”, “lại”,...; thanh sắc “lá”, “trắng”; thanh hỏi “chẳng” đã tạo cho câu thơ sự cân đối, nhịp nhàng và chất nhạc rất đặc trưng. Chẳng những thế, đọc câu thơ:

“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh”

Người đọc cồn như được lật giở từng lớp, từng lớp của loài hoa sen để soi ngắm, thưởng thức: lá, bông, nhị, nhị, bông, lá.

Sự nhịp nhàng, uyển chuyến giàn chất nhạc còn có thế nhắc đến những câu tục ngữ với phép tiểu đối tinh tế và lối bắt vần lưng:

“Gần mực thì đen, / gần đèn thỉ rạng”,

“Nhất canh trì, / nhị canh viên,/ tam canh điền”,

“Lá lành / đùm / lá rách”,

                          “Lời nói / gói vàng”,...

Hệ thống từ láy giàu tính tượng thanh, tượng hình, cũng được sử dụng rộng rãi trong ca dao, tục ngữ:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”,

“Vườn thỉ cuốc rãnh thong dong

Cách nhau hai thước đặt hông cho đầy...”,

...

Các hình ảnh thơ cũng được kết hợp rộng rãi tạo nên tính biểu cảm cao:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”,

"Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”, ...

Có thể nhận thấy rằng những bài ca dao thường có hình thức biểu đạt là thể thơ lục bát truyền thống rất giàu nhạc điệu kết hợp với các hình ảnh so sánh, hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ rất đặc sắc: núi ngất trời, hạt mưa sa, dải lụa đào, thuyền - bến,... Tục ngữ lại rất ngắn gọn, nhịp nhàng... Nhờ vậy, vốn văn hóa dân gian ấy rất dễ đi vào lòng người, được lưu truyền quạ nhiều vùng miền, nhiều thế hệ có điều kiện được dân gian gọt giũa và trở nên tinh tế, sâu sắc, gợi cảm.

Ca dao tục ngữ là vốn quý của dân tộc, là tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, qua ca dao tục ngữ tiếng Việt đã thể hiện khá trọn vẹn sự giàu đẹp, phong phú và đa dạng của mình.

BÀI CÙNG NHÓM