Thực hiện chức năng phản ánh sinh động đời sống con người, văn học Việt Nam là cuốn “Bách khoa thư” về đời sống phong phú, đa dạng của con người Việt Nam. Song nói như giáo sư Đặng Thai Mai, sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc vẫn là tinh thần yêu nước: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng, nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”. (Theo Trần Văn Giàu, Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam).
Thật vậy, xét một cách tổng thể, văn học Việt Nam đã phản ánh phong phú, đa dạng thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam. Ta có thể bắt gặp muôn hình đời sống trên những trang văn, trang thơ của dân tộc. Đó là tình cảm gia đình: công cha - nghĩa mẹ như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn; tình vợ chồng mặn mà nồng ấm như muối mặn gừng cay; nghĩa chị em keo sơn “chị ngã em nâng”,... Đó là tình cảm bạn bè, đó là những sự yêu ghét và muôn vàn trạng thái tình cảm con người, đó còn là sự khuyên nhủ, dặn dò về mọi lẽ hơn thiệt ở đời, mọi cách thức đi đứng, nói năng, ăn mặc trong đời sống, ...
Nhưng như giáo sư Đặng Thai Mai nhận định, quả thực, nếu cần tìm một dòng chảy xuyên suốt không ngơi nghỉ “quán thông kim cổ” trong nền văn học nước nhà thì đó phải là văn học yêu nước.
Từ xa xưa, những con chữ ngợi ca cảnh đẹp thiên nhiên đất nước đã làm sáng bừng những trang giấy dó:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Nương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.
Từ ca dao đến văn học Trung đại, thiên nhiên đất nước vẫn là niềm say mê của thi sĩ muôn đời. Trong "Bạch Đằng giang phú", Trương Hán Siêu từng tự hào về vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sống anh hùng:
"Bút ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời: một sắc, phong cảnh ba thu".
Chẳng những vậy, đọc những “Dục Thuý sơn” của Nguyễn Trãi, “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông, “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ,... ta lại bồi hồi với những cảnh đẹp của giang sơn gấm vóc.
Tiếp nối dòng chảy đó, văn học Việt Nam hiện đại lại tiếp tục dâng trào cảm hứng về thiên nhiên. Người đọc có thể dễ dàng tìm thây những áng thơ đẹp đẽ như vậy trong trang viết của Hồ Chí Minh với “Cảnh khuya”, “Rằm tháng Giêng”,... của Nguyễn Đình Thi với “Bài ca Hắc Hải”, “Đất nước”, rồi Nguyễn Trung Thành với “Rừng xà nu”, của Anh Đức với “Đất”, của Nguyễn Tuân với bút kí “sống Đà”,... Không thể phủ nhận rằng, trong những trang thơ văn ấy, đằng sau vẻ đẹp của mỗi nắm đất, mỗi con sống,... là một tấm lòng yêu nước nồng nàn say đắm.
Nhưng nhấc đến văn học ýêu nước Việt Nam, minh chứng tiêu biểu hơn cả là những tác phấm văn học mang tính chiến đấu trực tiếp chông lại quân thù. Nói như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, đó là những tác phẩm mà ngòi bút văn học “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Theo dòng chảy cúa lịch sử dân tộc, có thể nói, chẳng khi nào văn học Việt Nam thiếu vắng những dòng thơ đánh giặc. Có thể kể đến lời nguyền của Hai Bà Trưng khi dựng cờ khởi nghĩa:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẽo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Theo dấu voi đi của hai bà, những “Nam quốc sơn hà”, “Đại cáo bình Ngô”, “Hịch tướng sĩ”,... đã thể hiện những tấm lòng đau đáu, quằn quại vì Tổ quốc lúc lâm nguy; những tinh thần, khí thế quật cường trước bạo tàn của dân tộc. Tất cả đế vươn lên, tất cả để trỗi dậy để chứng minh dòng máu Đại Việt anh hùng đang tuôn trào trong huyết quản.
Thời đại mới, văn học Việt Nam vẫn xứng đáng kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. Chúng ta không thể nào quên lời “Tuyên ngôn độc lập” của Bác Hồ ngân vang trong lịch sử, không thể nào quên lời thơ Tố Hữu hào sảng khắp non sống, cũng không thể nào quên những “Đất nước”, những “Mặt đường khát vọng”, những “Rừng xà nu”, những “Đất”, những “Người mẹ cầm súng”,... Văn học yêu nước đã tự nó chứng minh cho sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng dân tộc.
Vị trí của dòng văn học yêu nước được lí giải bởi truyền thống yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam. Bác Hồ từng tự hào: “Dân ta có một lòng nồn nàn yêu nước”. Chính tình càm sôi nổi, nồng nhiệt âỳ là cội rễ của mọi tác phẩm văn học thấm đầm cảm hứng tự hào, yêu mến và quyết tâm bảo vệ đất nước đến cùng của nhân dân.
Ý kiến của giáo sư Đặng Thai đã chỉ ra một trong những nội dung quan trọng nhất của văn học Việt Nam: cảm hứng yêu nước. Điều đó có ý nghĩa to lổn đối với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cũng như tiếp nhận nền văn học dân tộc của mỗi chúng ta